Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Một phần không nhỏ hoạt động xử lý chất thải được nhầm tưởng là tái chế, nhưng thực tế chỉ đạt đến mức độ giáng chế, tức là tạo ra sản phẩm kém chất lượng hơn so với đầu vào, về lâu dài có khả năng tạo ra nhiều hệ lụy tới môi trường.
Tác hại của giáng chế
Theo bà Patricia Beaumont, Chuyên gia về môi trường tại Đại học Rochester, giáng chế (downcycle) là hoạt động xử lý chất thải bằng cách chuyển đổi chúng thành những sản phẩm có chất lượng thấp hơn cũng như ít khả năng tái chế hơn so với vật liệu ban đầu.
Thực chất hầu hết các hoạt động được coi là tái chế mới chỉ dừng ở mức độ giáng chế, ví dụ như chai nhựa được nghiền nhỏ, nấu chảy rồi làm thành đồ nhựa dùng một lần.
Các chuyên gia đến từ Quỹ Ellen Macarthur cho biết, hoạt động giáng chế chỉ đóng vai trò bước đầu trong công cuộc hạn chế rác thải để bảo vệ môi trường. Thông qua các công đoạn giáng chế, phế thải không ngừng bị hạ thấp chất lượng, đến khi hoàn toàn không thể tiếp tục xử lý được nữa, bắt buộc phải tiêu hủy hoặc thải ra môi trường.
Thực tế, giáng chế còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn tới môi trường, đặc biệt nếu được tiến hành bởi các đơn vị nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng cũng như trách nhiệm với môi trường.
Theo đó, sản phẩm giáng chế không những bị giảm chất lượng mà còn có nguy cơ nhiễm các hóa chất độc hại, bên cạnh việc tiêu tốn một lượng tài nguyên nhất định, bao gồm nước sạch và năng lượng.
Bà Beaumont nhận định, giáng chế là sự phí phạm đối với tài nguyên rác và gây tổn hại tới quá trình xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, nhưng xây dựng quy trình tái chế đúng nghĩa, tức là sản phẩm tái chế phải có chất lượng và độ an toàn tương đương với phế thải đầu vào là một việc không hề đơn giản.
Theo đó, các phế liệu cần phải được phân loại và làm sạch kỹ lưỡng trước khi tiến hành các công đoạn như cắt nhỏ, nấu chảy để tạo thành vật liệu mới. Trong suốt quá trình này, chỉ cần một lượng nhỏ tạp chất còn sót lại cũng sẽ gây ra sự biển đổi về chất lượng của vật liệu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết, trong một số trường hợp, giáng chế là giải pháp duy nhất để xử lý một số loại phế thải thường chứa nhiều tạp chất không thể làm sạch, như giấy viết, giấy in.
Giải pháp thúc đẩy tái chế đạt tiêu chuẩn
Trái với suy nghĩ thông thường, thực chất tái chế là một quá trình có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm cũng như trách nhiệm của các đơn vị đảm nhiệm. Vì vậy, Quỹ Ellen Macathur cho rằng, chính phủ các quốc gia cần thực hiện đánh giá và chỉ cấp phép xử lý, tái chế phế thải cho những đơn vị đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, thiết kế sản phẩm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạn chế các tạp chất có trong phế thải. Bà Léa Gejer, Chuyên gia về kinh tế tuần hoàn tại Brazil nhận định, rác thải là sai sót trong khâu thiết kế, tức là vấn nạn rác thải hoàn toàn có thể được giải quyết triệt để thông qua nỗ lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến bao bì, sản phẩm sao cho thân thiện nhất với môi trường.
Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho biết, người tiêu dùng là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị tái chế. Từ đó, để phế liệu, rác thải không bị giáng chế, PRO Việt Nam đề xuất hai phương án.
Đầu tiên, phân loại những rác thải, đặc biệt là bao bì nhựa theo đúng hướng dẫn tái chế của nhà sản xuất. Đối với các bao bì, phế liệu còn dính bẩn, người tiêu dùng có thể tiến hành xử lý sơ bằng cách rửa sạch bằng nước.
Thứ hai, không để lẫn vật lạ, hóa chất cùng với rác tái chế, đặc biệt là rác thải hữu cơ hay chất độc hại và có nguy cơ độc hại.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh nguyên tắc 3R, bao gồm (Reduce – tiết giảm; Reuse – tái sử dụng; Recycle – tái chế), trong đó tái chế nằm ở cuối cùng, vì vậy người tiêu dùng nên ưu tiên hạn chế sử dụng cũng như tái sử dụng để giảm lượng rác thải ra môi trường.
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.
Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.