Trong điều kiện biến động nhanh chóng và khó lường của thế giới, đổi mới sáng tạo chính là động lực to lớn nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.
Ngày 10/1, dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Chứng nhận Chất lượng và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) tổ chức Diễn đàn "Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ".
Theo ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, quá trình đổi mới sáng tạo sẽ không có mô hình mẫu về đổi mới sáng tạo cho tất cả doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải tự tìm bước đi phù hợp với năng lực, nguồn lực, trình độ nhân lực, trình độ công nghệ và phương thức sản xuất hiện tại của mình khi lựa chọn đầu tư vào đổi mới sáng tạo.
Không chỉ thế, theo ông Dũng, hành trình từ lúc doanh nghiệp được thành lập cho đến khi có doanh thu, lợi nhuận cũng được xem là một quá trình phát triển tài sản trí tuệ. Trong đó, doanh nghiệp sẽ đổi mới sáng tạo trên nền tri thức hiện hữu để giải quyết các vấn đề về sản xuất kinh doanh.
Tuy vô hình nhưng tài sản trí tuệ rất dễ bị chiếm đoạt, vì vậy các cá nhân, tổ chức và đặc biệt là các doanh nghiệp cần phải quan tâm, bảo vệ loại tài sản này nghiêm ngặt hơn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý nhiều hơn đến việc nhận thức, tổ chức thực hiện nghiên cứu, khai thác, quản lý mọi vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, việc tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới sáng tạo đến các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp hoạch định các bước phát triển trong tương lai mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, sở hữu trí tuệ là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư và duy trì lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Đặc biệt, Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện thể chế về sở hữu trí tuệ theo hướng khuyến khích sáng tạo, bảo đảm tính minh bạch và độ tin cậy cao; quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ và thực thi hiệu quả.
Theo ông Đinh Hữu Phí, thời gian tới hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung và công tác phát triển tài sản trí tuệ nói riêng cần tiếp tục có sự tham gia tích cực của tất cả các chủ thể trong xã hội nhằm tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ, hình thành và tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Với chủ đề "Vai trò, thực tiễn nâng cao nhận thức đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp và đề xuất giải pháp", tại diễn đàn, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề: Vai trò, tầm quan trọng của việc đổi mới sáng tạo, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; bảo vệ thương hiệu, bảo vệ tài sản trí tuệ và doanh nghiệp trước vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng xâm nhập thị trường với các thủ đoạn ngày càng tinh vi...
Từ đó, hội thảo cũng đặt ra vấn đề về phát triển và bảo vệ thương hiệu ngày càng khó khăn nếu các đơn vị doanh nghiệp không chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhận diện thương hiệu.
“Sự nhận diện rõ nhất của người tiêu dùng chính là khẳng định được uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trao đi nhiều hơn những giá trị cho cộng đồng”, ông Phí nhấn mạnh.
Đặc biệt, hội thảo khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các diễn đàn khoa học, truyền thông quảng bá, xúc tiến thương mại, qua đó định vị thương hiệu của doanh nghiệp với người tiêu dùng cả nước.
Sau khi thí điểm thành công tại 20 tỉnh/thành phố năm 2022, bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) được kỳ vọng là công cụ đo lường phù hợp và hiệu quả những kết quả đổi mới sáng tạo của từng địa phương trên cả nước trong năm 2023.
Shinhan Square Bridge Việt Nam đã đồng hành cùng Cuộc thi tìm kiếm tài năng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2022 - sự kiện thường niên lớn nhất dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với vai trò là đơn vị hỗ trợ vàng.
Để đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh mẽ về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Thủ tướng nhấn mạnh cần có cơ chế thí điểm, đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro; cũng như khuyến khích đặt hàng, công nhận sản phẩm, dịch vụ mới để tạo niềm tin cho thị trường.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.