'Thương hiệu mạnh phải được người tiêu dùng nể trọng'

Thu Phương Thứ hai, 26/02/2018 - 09:58

Một thương hiệu mạnh không chỉ là thương hiệu có mức độ nhận biết, hay hiện diện rộng khắp mà phải là một thương hiệu được nguời tiêu dùng yêu thích và nể trọng.

Chuyên gia thương hiệu Bùi Quý Phong

Đó là nhận định của chuyên gia thương hiệu Bùi Quý Phong, Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược thương hiệu Châu Á trước câu hỏi của TheLEADER về chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Ông Phong cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang vì lợi ích ngắn hạn, bằng mọi cách để tạo ra “độ phủ” nhận biết của thương hiệu trên thị trường mà quên mất những giá trị dài hạn cần tạo dựng. Trong khi đó, đây mới là những giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và quan trọng hơn là xây dựng mối quan hệ, thiện cảm cũng như có được niềm tin vững chắc từ người tiêu dùng, đối tác.

Ông đánh giá như thế nào là một thương hiệu mạnh?

Ông Bùi Quý Phong: Để đánh giá về một thương hiệu, thông thường mọi người vẫn cho rằng thương hiệu mạnh là thương hiệu được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, có rất nhiều quan điểm để nhìn nhận đánh giá về một thương hiệu. Trong đó, “được nhiều người biết đến” chỉ là một yếu tố, nó là điều kiện cần nhưng không đủ. Điều cốt yếu là thương hiệu đó được biết đến với thái độ như thế nào, hay những liên tưởng đi kèm thương hiệu đó tích cực hay tiêu cực, độ tin cậy, sùng mộ đến mức nào?

Thương hiệu phải truyền tải được tinh thần, tình cảm tích cực và đạt được niềm tin yêu của người tiêu dùng cùng các đối tác mới là một thương hiệu mạnh chứ không chỉ dừng lại ở việc thương hiệu đó có mức độ nhận biết rộng rãi trên thị trường. Hay nói gọn, thương hiệu chính là là biểu tượng của niềm tin nơi khách hàng, đối tác.

Có ba cấp độ để đánh giá một thương hiệu: Thương hiệu được người tiêu dùng biết đến; thương hiệu được người tiêu dùng ưa thích và thương hiệu được người tiêu dùng tin cậy, tôn sùng. Chúng tôi gọi là thương hiệu truyền thông, thương hiệu trải nghiệm và thương hiệu văn hoá.

Trong quá trình xây dựng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang dùng các thủ thuật truyền thông “marketing bất chấp” để thu hút sự chú ý (thậm chí là dung tục, phản cảm) để gây hiệu ứng phát tán trong dư luận. Ông đánh giá như thế nào về cách làm này?

Ông Bùi Quý Phong: Như tôi đã đề cập ở trên, những hành động này của doanh nghiệp đều xuất phát từ nhận định sai lầm về thương hiệu. Họ nhìn nhận thương hiệu đơn giản là sự nhận biết và doanh số bán hàng đơn thuần là xác suất tỷ lệ trên sự nhận biết đó, vì thế, họ đã dùng mọi cách thức, tiểu xảo, thậm chí là bất chấp cảm xúc, liên tưởng tiêu cực có thể có nhằm tạo ra và lan toả sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường.

Tiếp thị thương hiệu qua thể thao: Bài học từ vụ bikini Vietjet và thủ môn Bùi Tiến Dũng

Tận dụng cơ hội tạo ra sự lan toả là cách làm không sai nhưng chỉ để nhận biết không thôi thì hoàn toàn chưa đúng đắn. Truyền thông lan toả là con dao hai lưỡi đối với thương hiệu doanh nghiệp, nhiều trường hợp quá lạm dụng đã gây phản cảm và đương nhiên phản tác dụng, gây hại cho danh tiếng thương hiệu.

Khách hàng, người tiêu dùng hiện nay có quá nhiều lựa chọn, họ ngày càng khó tính, khắt khe hơn. Họ khai thác tối đa lợi ích của internet để trở nên thông thái, am hiểu hơn và luôn nắm thế chủ động, vì thế, họ yêu cầu, đòi hỏi nhiều hơn trong suốt quá trình ra quyết định mua sắm, tiêu dùng, cũng như sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Bên cạnh đó, công nghệ thông minh (smart phone) và mạng xã hội đã thực sự chắp đôi cánh quyền lực cho người tiêu dùng, chưa bao giờ tiếng nói quan điểm, nhận định của người tiêu dùng có trọng lượng và giá trị như bây giờ.

Để tạo dựng danh tiếng bền vững, nếu doanh nghiệp không lưu ý đến toàn bộ chu trình làm thoả mãn kỳ vọng của người tiêu dùng ở tất cả các khâu từ tiếp cận, giao dịch đến sử dụng, chăm sóc nhằm có được trải nghiệm xuyên suốt, liền mạch và thể hiện tính kiên định với giá trị văn hoá cốt lõi của thương hiệu mà chỉ tập trung tô vẽ sự nhận biết, chắc chắn những rủi ro khủng hoảng truyền thông thương hiệu sẽ luôn tiềm ẩn và sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào. 

Như Vietjet Air với sự kiện chào đón đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vừa qua là một ví dụ về sự phản cảm và phản tác dụng trong tạo dựng danh tiếng thương hiệu.

Thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân trước khi tung ra các sản phẩm mới đều cố gắng tạo ra các sự kiện gây chú ý của dư luận hay thậm chí là các scandal, và không ít trong số họ đã thành công. Ông có cho rằng đây là động lực để việc làm này liên tiếp được lặp lại?

Ông Bùi Quý Phong: Bản chất quyết định tiêu dùng thường là cảm tính và hay thay đổi, dư luận thì dễ bức xúc nhưng cũng mau quên. Chính vì vậy, việc áp dụng các tiểu xảo, khai thác cơ hội truyền thông một cách mạo hiểm vẫn là lựa chọn của không ít doanh nghiệp nhằm nhanh chóng đạt được những mục đích trước mắt. 

Chưa kể đến chiến lược tuỳ giai đoạn của từng thương hiệu và khả năng kiên định trong quản trị chiến lược cũng như quan điểm về thành công thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Có lẽ đó là lý do khiến các chiến thuật truyền thông gây sốc, tạo dư luận vẫn được ưa chuộng và phổ biến.

Tuy nhiên, thương hiệu cũng giống như con người, tạo dựng danh tiếng, hình thành cốt cách đáng để mến mộ và nể trọng cần thời gian và bản lĩnh kiên định trong hành xử, đặc biệt là cần luôn nhất quán với tầm nhìn giá trị trong dài hạn.

Hơn nữa, quản trị chiến lược thương hiệu không những là một khoa học mà còn là nghệ thuật của sự lựa chọn bởi những lợi ích ngắn hạn và dài hạn thường mâu thuẫn với nhau. Thành công chóng vánh trước mắt chưa chắc đã tốt cho mục đích lâu dài nhưng để vượt qua những cám dỗ, cơ hội thành đạt tức thời quả là không hề dễ.

Trở lại với ví dụ về Vietjet Air, họ đã tạo ra sự nhận biết khá rộng rãi tại Việt Nam với mong muốn chiến lược tạo ra liên tưởng về một thương hiệu cởi mở, vui vẻ và giá rẻ. Song về nghệ thuật quản trị để không bị đánh giá là một thương thiệu có văn hoá thấp, rẻ tiền, gắn liền với bikini là một thách thức về sự tinh tế trong truyền thông, ứng xử. 

Bên cạnh đó, về lâu dài với tầm nhìn toàn cầu của một hãng hàng không thì những liên tưởng khác biệt này lại chính là rào cản văn hoá đối với việc gia nhập một số thị trường châu Á tiềm năng như Trung Đông.

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, theo ông doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng thương hiệu thành công?

Ông Bùi Quý Phong: Thương hiệu muốn phát triển thành công và bền vững, đầu tiên cần có nhận thức đúng đắn, tiếp đến là phải lựa chọn được giá trị văn hoá phù hợp và sau đó là tạo ra trải nghiệm độc đáo, làm thoả mãn thậm chí vượt ngoài mong đợi cho những kỳ vọng của khách hàng, người dùng.

Nói cách khác, trong thị trường của xã hội số hoá ngày nay, đòi hỏi để một thương hiệu thành công không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay khả năng quảng bá rộng khắp mà những yếu tố văn hoá, xã hội như động cơ, mục đích hiện diện của doanh nghiệp, cảm xúc, liên tưởng của thương thiệu và trải nghiệm xuyên suốt của người dùng cần được đặc biệt quan tâm chú trọng.

Khái niệm công nghệ 4.0 ở đây theo tôi, không chỉ đề cập đến tự động hoá và trí tuệ nhân tạo, mà nên được hiểu rộng ra về một thế giới với vạn vật bao gồm cả con người đều phát sinh và tồn tại song song đồng thời một phiên bản số hoá. 

Do đó, trải nghiệm xuyên suốt nói trên là sự đòi hỏi của kết nối, sự tương tác liên tục trong suốt quá trình (mối quan hệ) từ xuất hiện nhu cầu, tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng, chăm sóc và tái sử dụng, từ online đến offline và ngược lại (không gián đoạn) của thương hiệu với đối tác, khách hàng, người tiêu dùng.

Bàn về nhận thức đúng đắn, nhân đầu xuân, nói chuyện dông dài. Người châu Á chúng ta với tín ngưỡng đạo Phật thường nhắc đến hoặc gọi mùa xuân là Xuân Di Lặc với ý nghĩa chào đón, mong chờ vị Phật tương lai được huyền ký sẽ xuất hiện có danh hiệu là Di Lặc Như Lai, tiếng Sankrit là Maitreya, dịch là đức Phật Từ Thị. Ngài là hiện thể của phẩm tính maitri (Pali) – lòng nhân từ độ lượng, (nội hàm hiểu theo ngôn ngữ ngày nay là sự tử tế), với ngầm ý tương lai tươi đẹp, kỷ nguyên của đức Phật Di Lặc chính là mùa xuân với dòng suối từ âm thầm tuôn chảy.

Bất giác, tôi liên hệ tới từ khoá “integrity” – sự chính trực, điều mà giới chuyên môn marketing chúng tôi dự báo sẽ là tâm điểm quyết định mang lại sức mạnh bền vững cho thương hiệu trong bối cảnh thị trường, người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng trước tác động của công nghệ số hoá ngày nay.

Xin cảm ơn ông!

'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'

'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Đó là khẳng định của chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu Hoàng Hải Âu, Tổng giám đốc Hoàng Gia Media Group trước bài toán nên lựa chọn xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty của doanh nghiệp.
'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'

'Sự trường tồn của doanh nghiệp gắn với thương hiệu công ty'

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Đó là khẳng định của chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và thương hiệu Hoàng Hải Âu, Tổng giám đốc Hoàng Gia Media Group trước bài toán nên lựa chọn xây dựng chiến lược truyền thông cho thương hiệu cá nhân hay thương hiệu công ty của doanh nghiệp.
Xây dựng quốc gia du lịch nhìn từ dịch vụ taxi

Xây dựng quốc gia du lịch nhìn từ dịch vụ taxi

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Một trong những hoạt động dễ gây mất thể diện quốc gia nhất chính là dịch vụ taxi.

'Vua gốm sứ Việt' Lý Ngọc Minh và đạo của người quân tử

'Vua gốm sứ Việt' Lý Ngọc Minh và đạo của người quân tử

Leader talk -  7 năm

Nhiều người gọi Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty gốm sứ Minh Long 1 là “vua gốm sứ Việt”, một nhà kinh doanh văn hóa, nhưng con người ông lại thật giản dị, cốt cách khiêm nhường, chừng mực, hiền hòa.

Doanh nghiệp cần nhanh và kỷ luật hơn

Doanh nghiệp cần nhanh và kỷ luật hơn

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Theo doanh nhân Lâm Bình Bảo, trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp cần phải sáng tạo hơn trong việc tạo ra giá trị, nhanh hơn và kỷ luật hơn trong hành động để tồn tại và phát triển.

Từ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đến tạo dựng hình ảnh quốc gia

Từ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp đến tạo dựng hình ảnh quốc gia

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Khi xây dựng tên tuổi một doanh nghiệp và hình ảnh quốc gia thì không có hành động nào là nhỏ và hành động nào là lớn mà chỉ có vô nghĩa hay có ý nghĩa mà thôi.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững

VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ ​​trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  9 giờ

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Phát triển bền vững -  9 giờ

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Tiêu điểm -  10 giờ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

Tiêu điểm -  10 giờ

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  10 giờ

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.