Tiềm năng hợp tác với Đài Loan về phát triển năng lượng xanh

Quỳnh Chi Thứ hai, 03/01/2022 - 15:22

Việt Nam và Đài Loan hoàn toàn có thể hợp tác trong hành trình phát triển nền công nghiệp xanh vốn được xem là xu thế tất yếu và là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới.

Trang trại năng lượng gió ngoài khơi ở Đài Loan. Nguồn: Green Investment Group

Số liệu từ Statista và CIA cho thấy, khoảng 30% GDP của nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan đến từ lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đây là những ngành nghề có đóng góp rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế nhưng cái giá phải trả lại thường là sự suy thoái môi trường.

Để vượt qua giai đoạn khó khăn khi nền kinh tế kém phát triển, nền nông - công nghiệp lạc hậu, xu hướng thất nghiệp diễn ra phổ biến và mức sống thấp, Đài Loan đã tập trung kích thích ngành công nghiệp và dịch vụ. Quá trình phát triển kinh tế của Đài Loan đã trải qua nhiều giai đoạn, song hiện tại, Đài Loan đang phát triển nền công nghiệp xanh giá trị cao, xây dựng kinh tế dựa vào tri thức.

Cụ thể, Đài Loan đã tập trung mở rộng nhu cầu thị trường nội địa, thúc đẩy đầu tư công nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và thành lập chuỗi công nghiệp năng lượng tái tạo hoàn chỉnh. Hàng năm, chính phủ Đài Loan cung cấp nguồn ngân sách và trợ cấp cho các mô hình hệ thống năng lượng tái tạo khác nhau.

Bên cạnh đó, Đài Loan còn có chính sách ưu đãi về thuế đối với ngành công nghiệp xanh. Ngoài ra, chính phủ Đài Loan cũng tích cực thực hiện các chính sách phi kinh tế như thúc đẩy phát triển và nghiên cứu công nghệ và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ở Đài Loan, luật được thông qua vào năm 2017 buộc chính phủ phải cam kết loại bỏ dần năng lượng hạt nhân, đến năm 2025 phải có 20% điện năng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo. Kể từ đó, nhiều sáng kiến ​​xanh đã được đưa ra và áp dụng với mục tiêu tối thượng là không còn phát thải khí nhà kính vào năm 2050.

Tiềm năng về năng lượng gió ở khu vực quanh bờ biển cũng được Đài Loan tận dụng triệt để. Vào năm 2019, Đài Loan đã cho ra mắt trang trại gió ngoài khơi thương mại đầu tiên ở bờ biển Miaoli với khả năng cung cấp điện cho 128.000 hộ gia đình.

Có thể thấy, dù các dự án môi trường quy mô khổng lồ cần được chính phủ hoặc doanh nghiệp tài trợ, nhưng chính hành động và đóng góp của những cá nhân và cộng đồng nhỏ lẻ mới là động lực quan trọng giúp phát triển bền vững ở Đài Loan lớn mạnh và đạt tầm ảnh hưởng lớn như hiện tại.

Sunny Founder - nền tảng đầu tư năng lượng mặt trời hướng tới cộng đồng là một ví dụ điển hình. Ở Sunny Founder, chỉ với mức phí ít nhất là 450 USD, mọi người đều có thể tham gia đầu tư vào các sáng kiến ​​năng lượng xanh và được cam kết chia cổ tức trong vòng hai tháng với tỷ suất hoàn vốn trung bình là 6%.

Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi được kinh nghiệm thành công của Đài Loan trong lĩnh vực năng lượng xanh để tìm kiếm cơ hội rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước, tiến gần hơn đến mục tiêu tự cung tự cấp năng lượng trong tương lai.

Tiềm năng hợp tác với Đài Loan về phát triển năng lượng xanh
Nhà máy năng lượng mặt trời ở Đài Loan. Nguồn: Taipower

Nhiều cơ hội hợp tác

Việt Nam và Đài Loan là hai nền kinh tế năng động, đã và đang vươn lên mạnh mẽ ở khu vực châu Á. Có thể thấy, nền kinh tế hai bên có nhiều đặc điểm tương đồng, mỗi nền kinh tế đều sở hữu những thế mạnh riêng. Chính vì vậy cả hai hoàn toàn có thể hợp tác để học hỏi, bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, đặc biệt là trong hành trình phát triển nền công nghiệp xanh vốn được xem là xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia trên thế giới đang hướng đến.

Việt Nam được biết tới là điểm đến hấp dẫn, thu hút dòng vốn FDI bởi lợi thế ổn định về mặt chính trị, đảm bảo sự lành mạnh, công khai và minh bạch trong chính sách đầu tư; cùng với đó là môi trường kinh doanh mở với các chỉ số tích cực về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Đáng chú ý, lợi thế về vị trí địa lý đã đem lại cho nền kinh tế biển Việt Nam một tiềm năng phát triển vô cùng lớn về năng lượng tái tạo. Wood Mackenzie dự báo Việt Nam sẽ là thị trường đứng thứ 17 trong nhóm 20 thị trường điện gió lớn nhất thế giới với gần 10 GW công suất lắp đặt mới trong giai đoạn 2021 - 2030. Vừa qua, trang tin công nghệ Tech Wire Asia đã đưa ra lời nhận định rằng Việt Nam sẽ trở thành “cường quốc năng lượng xanh” ở châu Á.

Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á, bên cạnh đó là công suất lắp đặt điện mặt trời cao nhất khu vực, Việt Nam được đánh giá là có đủ điều kiện để trở thành quốc gia hàng đầu khu vực và thế giới về năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo trước thách thức COP26

Theo dự đoán của các chuyên gia, nếu tiếp tục duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo như 2 năm qua, Việt Nam sẽ vươn cao hơn nữa trong bảng xếp hạng, có thể vượt qua Australia và Italy về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.

Trong khi đó, Đài Loan là một trong bốn con rồng châu Á, với nền kinh tế không chỉ phát triển nhanh chóng mà còn vô cùng sáng tạo, mang đậm dấu ấn riêng. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, kinh tế Đài Loan xếp vị trí thứ 15 toàn cầu và thứ tư ở khu vực châu Á. Từ năm 2017, lĩnh vực công nghiệp xanh của Đài Loan có kim ngạch xuất khẩu 9.829 tỷ USD, chiếm 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.

Những năm vừa qua, Đài Loan đã có các bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, giúp giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội; đảm bảo hiệu quả trong việc tăng trưởng kinh tế. Từng được xem là “đảo rác”, Đài Loan giờ đây tự hào với tỷ lệ tái chế ấn tượng lên đến 55% - một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, trong lĩnh vực năng lượng, doanh nghiệp Đài Loan không chỉ bán sản phẩm năng lượng đơn thuần mà còn có thể bán cả giải pháp để tiết kiệm tối đa chi phí cho năng lượng trong chiếu sáng, sản xuất cho doanh nghiệp Việt.

Thông qua các buổi triển lãm điển hình như triển lãm công nghiệp xanh Đài Loan, triển lãm nhiệt điện quốc tế Đài Loan, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm các cơ hội cập nhật xu hướng phát triển của năng lượng xanh, năng lượng tái tạo tại Đài Loan và trên thế giới. Đồng thời mở ra cơ hội hợp tác song phương cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành năng lượng.

Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECO) cho biết, các doanh nghiệp Đài Loan tin tưởng vào tiềm năng phát triển quan hệ đối tác kinh tế và thương mại với Việt Nam, nhất là khi Đài Loan gia nhập thành công Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). 

Những năm gần đây, Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư vào các lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp chất lượng cao. Đây được biết đến là các lĩnh vực mà doanh nghiệp Đài Loan có thế mạnh, đồng thời cũng là các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển và thúc đẩy đầu tư.

Các nhà đầu tư Đài Loan đã có mặt ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Trong đó phải kể đến đã có nhiều dự án quy mô lớn, mang lại những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.

Năm 2020, Tập đoàn Foxconn đã chính thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, các tập đoàn điện tử uy tín khác trên trường quốc tế như Wistron, Wieson, Au Optronics, Lite-on cũng lần lượt chuẩn bị tiến vào thị trường Việt Nam. Riêng các “ông lớn” ngành điện tử như Foxcom, Weistron, Foxlink... đã đầu tư vào Việt Nam cũng đang triển khai chiến lược mở rộng đầu tư. 

“Tiềm năng liên kết và hợp tác giữa Đài Loan và Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm sản xuất dệt may, tự động hóa trong ngành công nghiệp ô tô - xe máy, thành phố thông minh, công nghệ điện tử, hậu cần dây chuyền lạnh, công nghệ nông nghiệp, đào tạo và phát triển kỹ năng con người là vô cùng mạnh mẽ, tạo nên nhiều lợi thế cho mối quan hệ hợp tác song phương”, đại diện TECO nhận định. 

'Bắt tay' phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

'Bắt tay' phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm
Sự hợp tác mới nhất giữa PVN và ADB sẽ giúp tập đoàn này phát triển công nghiệp khí hydro và phát triển điện gió ngoài khơi.
'Bắt tay' phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

'Bắt tay' phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  2 năm
Sự hợp tác mới nhất giữa PVN và ADB sẽ giúp tập đoàn này phát triển công nghiệp khí hydro và phát triển điện gió ngoài khơi.
Tính toán của CEO Drinkizz khi ra mắt trạm năng lượng giữa Covid

Tính toán của CEO Drinkizz khi ra mắt trạm năng lượng giữa Covid

Khởi nghiệp -  2 năm

Sự ra đời của trạm cung cấp thức uống năng lượng tự nhiên hữu cơ (O.N.E) đầu tiên trên thế giới không chỉ là một điểm nhấn trong bối cảnh câu chuyện quản trị tinh thần đang ngày càng được quan tâm sau những tác động nặng nề của đại dịch mà còn là dấu mốc mới trên hành trình phát triển nông nghiệp hữu cơ của CEO Drinkizz Tyna Huỳnh.

Tiết kiệm năng lượng khi sản xuất điện từ bã mía

Tiết kiệm năng lượng khi sản xuất điện từ bã mía

Phát triển bền vững -  2 năm

Từ nhiều năm nay, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, nhà máy mía đường NASU tự sản xuất điện năng từ bã mía, phần còn lại hoà lưới điện quốc gia, bán cho Nhà nước.

Đề xuất phát hành trái phiếu năng lượng cho điện than

Đề xuất phát hành trái phiếu năng lượng cho điện than

Tiêu điểm -  2 năm

Đại diện Ngân hàng MB đề xuất cần có cơ chế tài chính riêng để phát triển các dự án điện than.

Năng lượng tái tạo trước thách thức COP26

Năng lượng tái tạo trước thách thức COP26

Tiêu điểm -  2 năm

Về cam kết của Chính phủ (tại hội nghị COP26) sẽ giảm phát thải ròng khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050, ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, tỷ trọng năng lượng tái tạo của Việt Nam phải chiếm 80 – 90% vào năm 2050.

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  8 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  9 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  9 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  9 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.