Tài chính
Tín dụng nửa đầu năm tăng thấp do ảnh hưởng dịch Covid-19
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân không cao dẫn đến tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ.
Ngày 16/6, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2020. Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của NHNN đã thông tin một số kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm.
Theo đó, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, những tháng cuối năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Cụ thể, đến ngày 29/5/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,4% so với cuối năm 2019; thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt.
Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 02 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên trợ, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Về điều hành tỷ giá, mặc dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, thanh khoản thông suốt, tổ chức tín dụng mua ròng từ khách hàng, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Về triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do dịch Covid -19 gây ra, sau hơn 02 tháng triển khai quyết liệt, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 8/6, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 249.108 khách hàng với dư nợ 172.365 tỷ đồng, miễn, giảm, hạ lãi suất cho 403.177 khách hàng với dư nợ 1.227.349 tỷ đồng, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 978.529 tỷ đồng cho 225.514 khách hàng lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước khi có dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã gia hạn nợ 3.856 tỷ đồng cho 152.796 khách hàng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 1.567 tỷ đồng cho 75.209 khách hàng, cho vay mới 826.473 khách hàng với dư nợ 31.149,2 tỷ đồng.
Đồng thời, NHNN đã kịp thời ban hành Thông tư 05 hướng dẫn cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay với lãi suất 0% trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch.
Đặc biệt, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cải cách hành chính, đẩy mạnh các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp.
Mới đây, NHNN tiếp tục đứng đầu các Bộ, ngành về chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của NHNN đạt điểm cao nhất 95.4/100 điểm. Đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp NHNN xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC) trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã đạt được những kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu, lộ trình đề ra tại Đề án 1058, tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng: quy mô hệ thống được mở rộng; chất lượng tín dụng được cải thiện; năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng từng bước được cải thiện; việc triển khai Basel II tiếp tục được các ngân hàng tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn.
Trong lĩnh vực thanh toán, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán tiếp tục được rà soát, bổ sung và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển thanh toán không dung tiền mặt.
Trong những tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Thanh toán qua thẻ, internet và điện thoại di động trong 4 tháng năm 2020 đều đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2019: (i) thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; (ii) thanh toán qua kênh Internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; (iii) thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Xu hướng thanh toán trong nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn. Thanh toán dịch vụ công tiếp tục được mở rộng triển khai rộng rãi. NHNN đã có chỉ đạo kịp thời các ngân hàng, trung gian thanh toán trong việc phối hợp triển khai thanh toán điện tử trên Cổng dịch vụ quốc gia.
Ngoài ra, toàn hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực trong việc miễn, giảm phí một số dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước lý giải việc giảm lãi suất điều hành
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.