Tín hiệu tích cực của kinh tế từ số lượng doanh nghiệp mới tăng kỷ lục

An Chi Thứ ba, 02/08/2022 - 12:56

Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng kỷ lục trong 7 tháng đầu năm 2022 là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế bất chấp những khó khăn sau đại dịch.

Doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường lập kỷ lục mới

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 7 tháng năm 2022 đạt mốc mới là 133.708, vượt xa số 105.425 doanh nghiệp của cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp thành lập mới là 89.407, mức cao nhất trong giai đoạn 7 tháng của năm từ trước đến nay, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu vẫn thuộc nhóm ngành dịch vụ, với 65.700 doanh nghiệp, chiếm 73,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng có 22.468 doanh nghiệp gia nhập thị trường, chiếm 25,1% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2022 là 3.335.810 tỷ đồng (tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2021).

Tiền đề cho kinh tế tăng trưởng mạnh thời gian tới

Không chỉ số doanh nghiệp thành lập mới, lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 7 tháng đầu năm 2022 cũng cao nhất trong 6 năm qua. Theo đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng là 44.301 doanh nghiệp, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, con số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tính trong 7 tháng năm nay đã cao hơn số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong một năm của giai đoạn trước đây. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong các năm 2017, 2018, 2019, 2020 và 2021 lần lượt là 26.448, 34.010, 39.421, 44.096 và 43.116 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở tất cả 17 lĩnh vực. Trong đó phải kể đến các lĩnh vực đã chịu nhiều tác động bởi dịch Covid-19 trong thời gian qua như hoạt động dịch vụ khác (1.264 doanh nghiệp, tăng 212,9%), giáo dục và đào tạo (1.108 doanh nghiệp, tăng 68,4%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.575 doanh nghiệp, tăng 54,9%).

Cũng trong 7 tháng qua, có 94.575 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn.

Theo nhiều chuyên gia, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng kỷ lục trong thời gian gần đây đã minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế bất chấp những khó khăn sau đại dịch.

Trải qua 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện các hoạt động kinh doanh đều đã được mở lại. Mặc dù, cả nước đã mất đi một số lượng khá lớn doanh nghiệp dừng hoạt động, bỏ thị trường; rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kể cả sản xuất đã thay đổi và bị triệt tiêu, song, lượng doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2022 đã cho thấy Việt Nam đã có lực lượng doanh nghiệp mới kế cận, giúp kinh tế phục hồi.

Để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển trước những thách thức

Niềm tin của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại tích cực sau thời gian dài dịch bệnh, tuy nhiên, theo ông Mạc Quốc Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, các doanh nghiệp vẫn còn gặp những khó khăn rất lớn trong từ nay đến nửa cuối năm 2022.

Theo đó, đáng chú ý nhất là khó khăn về nguồn vốn. Hiện nay, để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý là rất khó. Mặt khác, ở góc độ thị trường, thị trường nội địa đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính, quản trị, khả năng về thương mại quốc tế cao.

Một yếu tố khác liên quan đến lạm phát. Nguy cơ lạm phát đang hiện hữu do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Trong khi đó, khi hàng hóa leo thang khiến người dân và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Điều này dẫn đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp lại, lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm. 

'Đừng sợ lạm phát như sợ ma'

Đó là chưa kể đến việc lạm phát, giá nguyên liệu, logistics tăng cao khiến chi phí vận hành đầu vào cũng như đầu ra bị ảnh hưởng, gây thêm ghánh nặng cho doanh nghiệp.

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển, ông Quốc Anh cho rằng, việc điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ phải ổn định linh hoạt trong thời gian dài. Các chính sách về giảm thuế, phí cần tiếp tục được duy trì. 

Chính phủ cần có giải pháp về vốn hợp lý để các doanh nghiệp tiếp cận được dễ dàng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để cung cấp cho những doanh nghiệp khu vực quan trọng để mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả cũng cho rằng, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất-kinh doanh. 

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cần được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, làm cơ sở để kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới.

Các bộ, cơ quan, địa phương cần theo dõi, dự báo sát tình hình, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Về phía các doanh nghiệp, theo ông Long, các doanh nghiệp cần năng động, chủ động, sáng tạo hơn, quản trị tốt hơn để thích ứng tốt hơn với xu hướng kinh doanh mới, thói quen tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và chủ động trong phát triển.


Thách thức với ba trụ cột quản trị doanh nghiệp bối cảnh mới

Thách thức với ba trụ cột quản trị doanh nghiệp bối cảnh mới

VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn -  2 năm
Trong thế giới biến động với tốc độ nhanh chưa từng thấy, doanh nghiệp đang phải đối mặt cùng lúc nhiều thách thức đang ập đến với các trụ cột quản trị quan trọng, bao gồm nhân sự, tài chính, sale & marketing.
Thách thức với ba trụ cột quản trị doanh nghiệp bối cảnh mới

Thách thức với ba trụ cột quản trị doanh nghiệp bối cảnh mới

VACD và hành trình vì một nền quản trị tốt hơn -  2 năm
Trong thế giới biến động với tốc độ nhanh chưa từng thấy, doanh nghiệp đang phải đối mặt cùng lúc nhiều thách thức đang ập đến với các trụ cột quản trị quan trọng, bao gồm nhân sự, tài chính, sale & marketing.
5 lưu ý của Bộ Tài chính khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

5 lưu ý của Bộ Tài chính khi mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tài chính -  2 năm

Qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định pháp luật và năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ những rủi ro đối trước khi quyết định đầu tư.

Doanh nghiệp tiếp tục đóng góp, hỗ trợ giải pháp công nghệ, phát triển thị trường vốn

Doanh nghiệp tiếp tục đóng góp, hỗ trợ giải pháp công nghệ, phát triển thị trường vốn

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Các thành viên của thị trường gồm Quỹ Dragon Capital, công ty chứng khoán SSI, HSC, VN Direc, cùng 2 Tập đoàn Sovico và FPT sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), hỗ trợ kinh phí duy trì vận hành giải pháp công nghệ cho hệ thống giao dịch, đảm bảo hàng chục ngàn tỉ giao dịch mỗi ngày cho thị trường vốn lớn nhất của Việt Nam.

Trừng phạt Nga, nhiều doanh nghiệp phương Tây có nguy cơ mất nhãn hiệu

Trừng phạt Nga, nhiều doanh nghiệp phương Tây có nguy cơ mất nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Khi Nga tấn công Ukraine, nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đã phản đối nước này bằng cách rời đi. Và ngạc nhiên thay, các cơ quan sở hữu trí tuệ của nhiều nước cũng nằm trong số đó. Vậy, điều này mang đến hiệu ứng gì? Liệu các doanh nghiệp của Nga có phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, hay ngược lại - những doanh nghiệp phương Tây kinh doanh trên đất Nga?

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản có thể đã đạt đỉnh

Tiêu điểm -  2 năm

Sau khi tăng mạnh trong nửa đầu năm, VDSC lo ngại lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các công ty thủy sản sẽ tăng trưởng chậm, chủ yếu do những tác động tiêu cực của lạm phát, suy thoái toàn cầu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  4 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  5 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  5 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  8 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  23 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  23 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  1 ngày

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.