Trừng phạt Nga, nhiều doanh nghiệp phương Tây có nguy cơ mất nhãn hiệu
Hường Hoàng
Thứ sáu, 29/07/2022 - 08:24
Khi Nga tấn công Ukraine, nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đã phản đối nước này bằng cách rời đi. Và ngạc nhiên thay, các cơ quan sở hữu trí tuệ của nhiều nước cũng nằm trong số đó. Vậy, điều này mang đến hiệu ứng gì? Liệu các doanh nghiệp của Nga có phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề, hay ngược lại - những doanh nghiệp phương Tây kinh doanh trên đất Nga?
Những biện pháp đáp trả
Ngày 28/2, một số nhân viên đại diện của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã kêu gọi tổ chức này lên án cuộc xâm lược của Nga, đồng thời yêu cầu đóng cửa Văn phòng WIPO tại Nga. Ngày 1/3, Văn phòng Sáng chế Châu Âu cắt đứt quan hệ với Nga và Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (UPSTO) cũng xác nhận đã “chấm dứt” hợp đồng với các cơ quan phụ trách sở hữu trí tuệ (SHTT) của Nga ít lâu sau đó.
Trước khi sụp đổ, Liên Xô đã ráo riết tìm cách phát triển tài sản trí tuệ của mình thông qua việc tham gia Công ước Paris vào năm 1965. Tuy nhiên, sau những động thái của các tổ chức sở hữu trí tuệ lớn trên thế giới, Nga đã “quay xe” với nhiều biện pháp đáp trả. Vào tháng 3, Nga đã ban hành Nghị định số 299, nhằm vô hiệu hóa giá trị thực thi của những bằng sáng chế Nga thuộc sở hữu của các tổ chức và cá nhân ở các quốc gia "không thân thiện" bao gồm Hoa Kỳ, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh, Ukraine, Nhật Bản, Hàn Quốc... Úc và New Zealand.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cũng bật đèn xanh cho hoạt động nhập khẩu những sản phẩm trái phép của các thương hiệu, tạo ra những cơn đau đầu cho các thương hiệu này trên thị trường xám (thị trường không chính thức, thường buôn bán hàng hóa khan hiếm hoặc bị kiểm soát). Như Boris Edidin, Phó Chủ tịch Ủy ban Hỗ trợ pháp lý về kinh tế kỹ thuật số của Chi nhánh Moscow thuộc Hiệp hội Luật sư Nga, đã làm rõ trong một bài bình luận pháp lý gần đây: "Các doanh nhân có cơ hội nhập khẩu những loại hàng hóa tốt - các thương hiệu nổi tiếng, bất kể sự hiện diện hay vắng mặt đại diện chính thức của những thương hiệu này trên thị trường Nga."
Giống như EU, trước đây, Nga có lập trường cứng rắn hơn Hoa Kỳ về nhập khẩu song song (việc hàng hoá được sản xuất hợp pháp ở nước ngoài được nhập khẩu vào trong nước nhưng không có sự cho phép của người nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, Peter B. Maggs, giáo sư nghiên cứu nổi tiếng về luật và sở hữu trí tuệ của Nga và Liên Xô, cho biết, giờ đây, "bằng việc sử dụng cả biện pháp 'chống khủng hoảng' lẫn biện pháp bí mật", Nga chắc chắn sẽ làm tất cả những gì có thể để máy bay của họ được bay và các nhà máy của họ được hoạt động bình thường.
Việc gia tăng nhập khẩu song song khiến cho hoạt động truy tố và duy trì nhãn hiệu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết ở Nga, nhưng đó không phải là lí do đáng lo ngại duy nhất. Vào tháng 3, khi căng thẳng chính trị lên đến đỉnh điểm, một tòa án Nga đã từ chối thực thi quyền nhãn hiệu cho Peppa Pig (nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Anh) do "những hành động không thân thiện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và các quốc gia có liên quan".
"Cơ hội" cho các doanh nghiệp trong nước?
Vào tháng 3, cơ quan sở hữu trí tuệ của Nga đã nhận được hơn 50 đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nhân và doanh nghiệp Nga cho các nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài, rất nhiều trong số đó thuộc lĩnh vực thời trang và công nghệ. Hầu hết các đơn đăng ký nhãn hiệu này là bản sao 100% của những nhãn hiệu nước ngoài đã có. Ngoài ra, cũng có một số đơn đăng ký bắt chước một phần các nhãn hiệu và bao bì thương mại của những thương hiệu nổi tiếng.
Ví dụ, chủ của studio thiết kế Luxorta đã đăng ký nhãn hiệu IDEA bắt chước phong cách và cách phối màu vàng và xanh của thương hiệu nổi tiếng Thụy Điển IKEA. Trả lời phỏng vấn của RBC, doanh nhân này cho biết công việc kinh doanh của studio đã gặp khó khăn sau khi IKEA đình chỉ hoạt động ở Nga và anh ấy muốn làm việc với các nhà cung cấp cũ của IKEA và phát triển dòng sản phẩm nội thất của riêng mình. Những người nộp hồ sơ đăng ký khác cho biết họ hy vọng rằng họ sẽ bán lại được những nhãn hiệu này cho các công ty nước ngoài khi các công ty đó quay trở lại.
Vào ngày 1 tháng 4, Cơ quan SHTT Liên Bang Nga đã ra thông cáo báo chí rằng "trong trường hợp một ai đó đăng ký nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được đăng ký tại Nga, đó sẽ là cơ sở để chúng tôi từ chối những đơn đăng ký đó." Gần đây, ông Yury Zubov, người đứng đầu Cơ quan SHTT Liên Bang Nga, đã thể hiện sự thất vọng khi báo chí đưa thông tin chưa đúng về khủng hoảng nhãn hiệu ở Nga, đồng thời nhấn mạnh rằng, luật sở hữu trí tuệ sẽ không thay đổi và cửa hàng hamburger "Uncle Vanya" đăng ký nhãn hiệu với biểu tượng chữ M màu vàng giống với McDonald’s đã bị thu hồi.
Giáo sư Maggs cũng cho rằng các đơn đăng ký nhãn hiệu là bản sao hoặc gần giống với các nhãn hiệu nước ngoài ở Nga sẽ bị từ chối. Ví dụ, vào ngày 2 tháng 6, Tòa án Quyền sở hữu trí tuệ vẫn giữ nguyên phán quyết của tòa án cấp dưới rằng đơn đăng ký nhãn hiệu "FANT" của một loại nước ngọt có ga màu cam đã vi phạm luật cạnh tranh không lành mạnh, vì nhãn hiệu này giống với nhãn hiệu "FANTA" được sở hữu và cấp phép cho bên thứ ba của Công ty trách nhiệm hữu hạn Coca-Cola HBC. Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga là bên đem sự việc ra tòa.
Tòa giải thích rằng "sự nhầm lẫn giữa hai dòng sản phẩm không chỉ làm giảm doanh số bán đồ uống của FANTA, mà còn có thể gây tổn hại đến danh tiếng kinh doanh của bên thứ ba, vì người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn giữa hai sản phẩm và cuối cùng nhận được một sản phẩm khác về chất lượng, hương vị so với kì vọng của họ".
Thêm vào đó, Giáo sư Maggs cho biết, "Nga đang và sẽ quảng bá những sản phẩm của Nga 'tốt' như các sản phẩm nước ngoài. Một ví dụ điển hình đó là khi McDonald’s rời Nga, vào ngày 12/6, một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Nga đã bắt đầu hoạt động với tên gọi "Vkusno i tochka" (tạm dịch: Ngon, thế thôi!) ngay trên những cửa hàng mà McDonald’s để lại.
Những nguy cơ tồn tại
Các thương hiệu nước ngoài nên cảnh giác với việc có thể họ đang vô tình gây nguy hiểm cho các nhãn hiệu của họ ở Nga khi đình chỉ những hoạt động kinh doanh tại địa phương, bởi theo quy định, một nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ ở Nga sau ba năm liên tục không sử dụng. Theo điều 1486 của Bộ luật Dân sự Nga, "nếu chủ sở hữu quyền SHTT đưa ra bằng chứng rằng họ không sử dụng một nhãn hiệu là do các trường hợp ngoài tầm kiểm soát, những bằng chứng đó có thể được xem xét". Tuy vậy, những thương hiệu rời bỏ Nga có khả năng sẽ không đủ điều kiện để nhận được bồi thường thiệt hại khi khiếu nại các bên vi phạm, bỏi về mặt kỹ thuật, họ không bị mất doanh số khi tạm dừng kinh doanh ở Nga.
Hơn nữa, nếu một công ty đã tạm ngừng bán hàng ở Nga để thể hiện tình đoàn kết với Ukraine nhưng lại tìm cách ngừng bán hàng ở Nga thông qua bên thứ ba, thì công ty đó có thể bị cáo buộc vi phạm yêu cầu thiện chí của Điều 10 Bộ luật Dân sự Nga. Điều luật này quy định rằng thực hiện "quyền nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường đều không được phép."
Nga vẫn là thành viên của nhiều hiệp ước sở hữu trí tuệ, bao gồm Công ước Paris, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và Thỏa ước La Hay. Nhưng như trường hợp của Peppa Pig, các quyết định của tòa án về sở hữu trí tuệ không tránh khỏi sức nóng chính trị.
Câu hỏi đặt ra ở phía trước là liệu, nếu cuộc khủng hoảng leo thang, chính phủ Nga có hủy bỏ hoàn toàn những nhãn hiệu từ các nước thù địch hay không. Đây không phải là lần đầu tiên một quốc gia từ chối quyền sở hữu trí tuệ trong các cuộc xung đột chính trị. Chẳng hạn, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ việc "trưng thu" tài sản, bao gồm cả tài sản trí tuệ của công dân Đức, như là một cách bắt chính phủ nước này chịu trách nhiệm cho chủ nghĩa quân phiệt của mình. Và vào những năm 1930, văn phòng cấp bằng sáng chế của Đức đã loại bỏ những người có bằng sáng chế là người Do Thái ra khỏi danh sách như một cách tịch thu tài sản của người Do Thái. Tuy nhiên, vì Nga không chính thức gây chiến với các quốc gia mà nước này cho là "không thân thiện", nên những sự việc này không có quá nhiều điểm chung.
Những thương hiệu đã tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga nên giám sát chặt chẽ danh mục nhãn hiệu của mình để xem có bên nào vi phạm SHTT hay không, đồng thời họ cũng nên cân nhắc cách chứng minh lí do không sử dụng nhãn hiệu trong thời gian dài vắng bóng trên thị trường Nga.
Metaverse là một vũ trụ kỹ thuật số mà ở đó, trong tương lai, mọi người có thể sẽ sử dụng các thiết bị như tai nghe, kính và thiết bị đeo tay thực tế ảo (VR) để làm nhiều việc rất thú vị. Và khi một “vũ trụ mới” xuất hiện, đương nhiên thời trang trong vũ trụ đó cũng sẽ là một chủ đề nóng.
Xưa nay, khi nhắc đến champagne, rất nhiều người trong chúng ta vẫn hay mặc định rằng đây là tên gọi của một loại rượu vang chất lượng cao. Nhưng trên thực tế, tên của loại rượu này bắt nguồn từ vùng Champagne của Pháp.
Mọi người đều thích sử dụng emoji. Chắc chắn rồi! Chúng thú vị và màu sắc. Chúng có thể giúp cho người dùng thể hiện những biểu cảm đáng yêu, sự dí dỏm và những ý tưởng tuyệt vời. Chính vì vậy, giới trẻ và đặc biệt là Gen Z rất thích sử dụng emoji trên không gian mạng.
Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.