Tổng thống Pháp: Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc không thể là đường một chiều
Hương Đặng
Thứ ba, 09/01/2018 - 07:54
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã cho rằng châu Âu và Trung Quốc nên hợp tác cùng phát triển sáng kiến "Vành đai và Con đường" - một dự án nhằm xây dựng một "con đường tơ lụa" hiện đại.
Macron đã bắt đầu cuộc viếng thăm cấp độ nhà nước đầu tiên của ông tới Trung Quốc với điểm dừng tại Tây An - điểm xuất phát phía Đông của con đường tơ lụa thời cổ đại.
Chuyến thăm này được diễn ra với hy vọng hài hòa lại và phát triển hơn mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng thắt chặt và hạn chế việc đầu tư nước ngoài và thương mại với các quốc gia khác.
Theo ông Macron, con đường tơ lụa thuở xưa không chỉ có mỗi người Trung Quốc và con đường này có thể được chia sẻ bởi nếu đã là con đường thì không thể chỉ là một chiều.
Dự án "Vành đai và Con đường" được đề xuất vào năm 2013 nhằm mục tiêu kết nối Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, Pakistan, Trung Á và thậm chí xa hơn là Trung Đông, châu Âu và châu Phi.
Tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết 124 tỷ USD cho kế hoạch này nhưng lại vấp phải sự nghi ngờ từ các nguồn vốn phương Tây vì cho rằng kế hoạch này thiên về sự khẳng định tầm ảnh hưởng của Trung Quốc hơn là việc lan rộng mạng lưới kinh doanh và sự thịnh vượng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết sẽ tới thăm Trung Quốc ít nhất mỗi năm một lần trong nhiệm kỳ của mình và cho biết các dự án mới về cơ sở hạ tầng và văn hóa của Trung Quốc có thể trở thành mối quan tâm của các hà đầu tư tại Pháp và châu Âu trên tinh thần cùng hợp tác.
Tháng Mười Hai vừa qua, Bộ trưởng Tài chính của Anh - ông Philip Hammond đã thể hiện mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong việc thực hiện sáng kiến trên.
Về vấn đề thương mại, Tổng thống Pháp cảnh báo rằng châu Âu không nên "ngây thơ" trong mối quan hệ thương mại và cơ quan quản lý khu vực này đã áp dụng các luật chống bán phá giá nghiêm ngặt hơn đối với thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tháng 6/2017, ông Macron cũng đã kêu gọi Ủy ban châu Âu xây dựng hệ thống kiểm tra, sàng lọc các khoản đầu tư vào những lĩnh vực chiến lược đến từ quốc gia ngoài khối và điều này đã tạo ra không ít lời chỉ trích từ Bắc Kinh.
Tại Tây An, ông Macron hy vọng về một khởi đầu mới trong quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc dựa trên các quy tắc về cân bằng. Ông cũng cho biết EU giờ đây đã thống nhất trở lại và sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc sau nhiều năm khủng hoảng về quản lý và trì trệ kinh tế.
Chính phủ Nhật Bản dự định hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác công tư (PPP). Động thái của Tokyo nhằm cải thiện quan hệ song phương với nước láng giềng.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, Trung Quốc vốn là một nước đã tính toán rất kỹ trong mọi chính sách và trong một xu hướng là đều gắn với chủ trương Trung Quốc lãnh đạo thế giới. Do đó, để lãnh đạo thế giới, họ phải tính được những tầm nhìn rất xa, phải chế ngự được những kết nối kinh tế quan trọng trong khu vực.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.