Tiêu điểm
Tổng thư ký ASEAN: Các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ là 'đôi mắt và đôi tai' của ASEAN
Ông Dato Lim Jock Hoi tin rằng, những đề xuất và đổi mới trong lĩnh vực thương mại điện tử và số hóa mà FJCCIA đưa ra có thể giúp ASEAN trở thành trung tâm thương mại – mậu dịch của thế giới.
Liên đoàn các Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại các nước ASEAN (FJCCIA) và Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi vừa có buổi đối thoại lần thứ XI ngày 23/7.
Trả lời cho câu hỏi vì sao lại chọn Việt Nam cho lần đối thoại này, ông Keiichi Kadowaki – Chủ tịch FJCCIA cho rằng, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng đổi mới, thủ tục hải quan thông qua trong xuất nhập khẩu đều đã được cải thiện. Ông Dato Lim Jock Hoi bổ sung: vì Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, có nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng – trung bình từ 5- 6% cũng như độ phủ sóng internet ngày càng rộng.
Ngoài ra, giới doanh nghiệp Nhật lẫn ASEAN đều muốn tranh thủ lúc Mỹ - Trung Quốc đang bận “đánh nhau”, để gia tăng sự ảnh hưởng của mình tại Việt Nam.
“Trong vòng 5 năm qua, Nhật Bản chính là quốc gia có vốn đầu tư vào ASEAN nhiều thứ 2 với 12,4% chỉ sau Mỹ 12,6%. Còn nếu xét riêng mỗi lĩnh vực cổ phiếu, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất ở Thái Lan (tỷ lệ 37%) và Philippine (22,3%), đứng tứ hai tại Malaysia (12,9%) và Singapore (8%).
Trong năm 2017, FDI từ Nhật Bản vào ASEAN gấp 1,8 lần Trung Quốc, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là lĩnh vực phi sản xuất, trong khi khu vực sản xuất cũng tăng trưởng ổn định. Thành viên của FJCCIA cũng tăng lên đến 7.284 (năm 2017 là 7.127) và nổi bật nhất tại Việt Nam”, ông Keiichi Kadowaki tự hào thể hiện vị thế vững chắc cửa doanh nghiệp Nhật tại ASEAN.
Cụ thể, 3 nước có nhiều thành viên của FJCCIA nhất là Singapore, Thái Lan cùng Việt Nam. Năm 2017, có 854 doanh nghiệp Nhật kinh doanh – sản xuất ở Singapoẻ, năm 2018 sụt xuống còn 821; tương ứng là Thái Lan có 1.749 và 1764, Việt Nam là 1.683 cùng 1.797.
Với tư cách là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh và am hiểu tình hình kinh tế ASEAN nhất, FJCCIA đã tư vấn cho tổ chức này 10 đề xuất với 3 trụ cột.
Ví dụ như: thúc đẩy chương trình ‘ASEAN đáp ứng’ gồm cơ cấu đối thoại, gỡ bỏ hàng rào thuế quan để tạo ra một môi trường kinh doanh rõ ràng, công bằng; nâng cao sự liên kết trong kinh doanh gồm các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau, sở hữu trí tuệ, các hiệp định thương mại – đầu tư giúp ASEAN có một nền kinh tế linh hoạt – hiệu quả; sáng tạo và nuôi dưỡng những giá trị mới, tự do hóa trên lĩnh vực dịch vụ liên quan đến đổi mới sáng tạo, hợp đồng sử dụng dữ liệu chung nhằm giữ tính trung tâm của ASEAN…
Hành động cụ thể: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) sẽ cùng ASEAN sẽ đồng tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm cũng như huấn luyện kinh doanh, các doanh nghiệp ASEAN tham gia vào các đợt khảo sát của FJCCIA và Jetro, Jetro sẽ hỗ trợ các dự án về phát triển tự động hoá trong ASEAN, Jetro sẽ hỗ trợ Chính phủ các nước tăng cường khả năng tạo ra những nền kinh tế số cũng như các thành phố thông minh kết nối….
Trước những đề xuất của FJCCIA, Tổng thư ký ASEAN mới nhậm chức đầu năm tỏ ra rất hài lòng.
“ASEAN hoàn toàn đồng thuận với những đề xuất của FJCCIA. ASEAN luôn nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp Nhật trong việc phát triển kinh tế của khu vực. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật, đồng thời xem các bạn là đôi tai – đôi mắt của mình trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
Trong 2018, các thủ tục Hải quan trong ASEAN sẽ dễ dàng hơn. Chúng tôi đang triển khai xây dựng 2 nền tảng thủ tục online để tư vấn cho các doanh nghiệp ASEAN khai thuế hay thực hiện các giải pháp kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên biên giới. Trong 2018, chúng tôi còn mở rộng phát triển thêm các loại dịch vụ trong ASEAN”, ông Dato Lim Jock Hoi nói.
Ông Dato Lim Jock Hoi ấn tượng nhất là những sáng kiến về xây dựng và đổi mới trong kinh tế số gồm thương mại điện tử và số hoá nền kinh tế trên nền tảng mạng lưới internet ở các đô thị lớn của ASEAN, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho lĩnh vực công lẫn tư: kinh doanh thuận lợi hơn, các thành thị lớn có thể dễ dàng kết nối với nhau.
“Với sự hợp tác của Jetro trong lĩnh vực này, thương mại của ASEAN sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, ASEAN có thể trở thành trung tâm thương mại – mậu dịch của thế giới”, Tổng thư ký ASEAN kết luận.
Nhật Bản ôm mộng chiếm lĩnh thị trường bất động sản Việt
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.