TP. HCM đồng ý kéo dài metro số 1 từ Suối Tiên đến Đồng Nai, Bình Dương
Ngày 8/12, UBND TP.HCM đã có văn bản chấp thuận phương án kéo dài tuyến metro số 1 từ ga Suối Tiên đến Biên Hòa (Đồng Nai) và thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Các công trình giao thông trọng điểm như cao tốc Mộc Bài, nút giao An Phú... được trình HĐND TP. HCM để chuẩn bị cho việc triển khai.
Hồ sơ các dự án trọng điểm này được UBND TP. HCM giao sở ngành liên quan hoàn thiện để chuẩn bị trình HĐND thành phố vào kỳ họp HĐND dự kiến diễn ra đầu tháng 7 tới để xin chủ trương đầu tư.
Trong những dự án này, có dự án đã phê duyệt và thông qua kế hoạch vốn từ nhiều năm trước nhưng chưa thực hiện được như nút giao thông An Phú (quận 2).
Nút giao thông An Phú được kỳ vọng giảm ùn tắc tại giao lộ giữa cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây với các tuyến đường khác. Dự án nút giao An Phú đã được Bộ Giao thông vận tải và TP. HCM thống nhất đầu tư, quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.
Dự kiến sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn dư vay từ JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) cho dự án cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây triển khai thủ tục đầu tư xây dựng.
Tuy nhiên, hiệp định vay vốn dự án cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ kết thúc vào tháng 7/2021 nên việc sử dụng vốn dư để thực hiện đầu tư cho nút giao An Phú là không khả thi trong điều kiện đang thực hiện tái cơ cấu các dự án của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Do đó, TP. HCM đã cho lập dự án đầu tư xây dựng nút giao bằng nguồn vốn ngân sách.
Theo phương án thiết kế, nút giao An Phú có 3 tầng gồm hầm chui hai chiều kết nối cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ (theo hướng đi về hầm vượt sông Sài Gòn và ngược lại), kết hợp hầm chui theo hướng từ cao tốc vào đường Lương Định Của.
Tiếp đó, xây cầu vượt theo hướng từ đường Lương Định Của vào cao tốc và cầu vượt theo hướng từ ngã ba Cát Lái - Mai Chí Thọ đi cao tốc. Trong đó, giai đoạn một sẽ xây hầm chui hai chiều (4 làn xe) kết nối cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ, theo hướng về hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) và ngược lại, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng (riêng chi phí xây dựng hơn 800 tỷ đồng).
Dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài được quy hoạch từ lâu, về nguyên tắc do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, nhưng dự án chưa thể triển khai do một số khó khăn. Tháng 9/2019, UBND TP. HCM và tỉnh Tây Ninh kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng cho TP. HCM có thẩm quyền tổ chức triển khai dự án, phối hợp thực hiện cùng Tây Ninh.
Hai địa phương đề xuất tự lo kinh phí bồi thường (phía TP. HCM khoảng 2.000 tỷ đồng, Tây Ninh 1.000 tỷ đồng), phần kinh phí xây lắp, đầu tư còn lại gần 8.000 tỷ đồng kiến nghị Chính phủ cho đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
Công trình sẽ được đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chia thành hai phần: TP. HCM - Trảng Bàng (dài 33km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5km, 4 làn xe, tốc độ 80km/h). Tổng mức đầu tư gần 10.700 tỷ đồng.
Ở giai đoạn hai sẽ làm 6-8 làn xe. TP. HCM đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài.
Ngoài ra, UBND TP. HCM dự kiến trình HĐND thành phố một số dự án trọng điểm khác như: Cầu Nguyễn Khoái (nối quận 7, 4, và 1); dự án mở rộng quốc lộ 1A (đoạn từ nút giao Tân Kiên đến Bình Thuận); làm các đoạn 1, 2, 4 để khép kín vành đai 2; mở rộng các cửa ngõ thành phố (quốc lộ 22 - từ An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa, quận 12), quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), nạo vét và cải tạo hạ tầng ven rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, Gò Vấp).
Ngày 8/12, UBND TP.HCM đã có văn bản chấp thuận phương án kéo dài tuyến metro số 1 từ ga Suối Tiên đến Biên Hòa (Đồng Nai) và thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.