TP. HCM xin nâng lương gấp đôi cho cán bộ, công chức
Huy Thịnh
Thứ năm, 28/09/2017 - 10:59
Một công chức TP. HCM phục vụ 300 người dân, trong khi tỷ lệ bình quân chung cả nước là 187 người dân/công chức
Một công chức TP. HCM phục vụ 300 người dân. Ảnh Lao động
Ngày 27/9, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng, người phát ngôn UBND TP.HCM cho biết đề án nâng lương cán bộ công chức lên gấp hai lần đã được TP.HCM báo cáo với Bộ Chính trị.
Theo nghiên cứu của UBND TP. HCM, thành phố có trên 10 triệu dân và một lượng lớn khách vãng lai, với đội ngũ công chức như hiện nay thì khối lượng phục vụ cao gấp đôi so với mức bình quân chung của cả nước. Cụ thể: một công chức TP.HCM phục vụ 300 người dân, trong khi tỷ lệ bình quân chung cả nước là 187 người dân/công chức.
Ông Hoan dẫn chứng: Công nghiệp phục vụ của TP.HCM rất lớn, đơn cử như làm sổ đỏ, ở các tỉnh làm xong sổ đỏ có thể 10 – 15 năm sau người dân mới quay lại làm. Đối với TP.HCM, sổ đỏ ngày hôm trước ký, hôm sau đã sang nhượng cho người khác và tiếp tục ký nữa, nhịp độ rất nhanh, khối lượng phục vụ nhiều, đối tượng phục vụ đông, tính chất công việc phức tạp…
Người phát ngôn UBND TP. HCM khẳng định thành phố kiến nghị Trung ương cho cơ chế để chăm lo tốt đời sống cán bộ và thành phố chỉ cần cơ chế chứ không cần tiền vì cơ chế sẽ tạo ra nguồn lực để thành phố xoay sở. Hiện nay, TP.HCM có tiền mà không chi được vì khung lương chuẩn của cả nước đã quy định.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng, tính lương tối thiểu theo giờ đảm bảo những người làm việc theo giờ hoặc theo ngày đều được hưởng đầy đủ các quyền lợi, đồng thời cho phép các nhà tuyển dụng linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động.
Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng lương cần phù hợp với các điều kiện về năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, không thể coi lương như một công cụ bảo trợ xã hội.
Thực chất lương của chúng ta đang được điều chỉnh theo nguyên tắc nào? Hay chỉ làm hài lòng một bộ phận người nhận lương, không quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Thành đặt câu hỏi.
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Đảo châu Âu, Eco Central Park sở hữu cảnh quan đặc biệt với 10/33ha là mặt nước mềm mại chảy quanh, 90% biệt thự có tầm “view” mặt nước, 100% biệt thự khép kín được bảo vệ nghiệm ngặt bởi nhiều vòng an ninh...
Quá trình tổ chức lại địa giới hành chính, vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cải cách thể chế đang tạo ra không gian phát triển chưa từng có cho đất nước. Tuy nhiên, cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bất động sản.
Chỉ sau ba năm kiến tạo, Ocean City đã lột xác thành đại đô thị ở, nghỉ dưỡng, điểm đến 5 sao quốc tế, thu hút gần 90.000 cư dân từ khắp trong và ngoài nước đến an cư, lập nghiệp, tạo nên một hình mẫu đô thị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư hiếm có tại Việt Nam.
Thay vì tập trung tuyển dụng công nhân để đáp ứng nhu cầu mở rộng, VNPT Technology đầu tư vào tự động hóa, công nghệ số, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
Từ bảng đa dạng sinh học giữa công viên đến “túi mù hạt giống” gửi tận tay nhân viên và cư dân, Gamuda Land đang kiên trì tạo nên một cách sống mới - nơi mỗi hành động nhỏ đều góp phần làm nên đô thị bền vững.