11 quốc gia còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ngày càng kì vọng vào Hiệp định này sau khi New Zealand đồng ý sửa đổi các luật một cách phù hợp.
Sự thỏa hiệp gần đây đã giúp các quốc gia thành viên tránh được việc phải đàm phán lại hiệp định này nhằm đáp ứng các yêu cầu của chính phủ New Zealand về các biện pháp kiểm soát giá nhà đất.
Những thỏa hiệp này cũng giúp các nước thành viên tới gần hơn với chiến thắng quan trọng trong việc hỗ trợ tự do hóa thương mại trong khu vực. 11 nước đều hy vọng sẽ đạt được kết quả cuối cùng tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Đà Nẵng vào tuần tới.
Ông Kazuyoshi Umemoto, trưởng đoàn đàm phán TPP của Nhật Bản cho biết: "Động lực đạt được thỏa thuận tại cuộc họp ở Đà Nẵng đã tăng lên đáng kể",
Mới đây, tại Urayasu, thành phố gần Tokyo, đại diện của TPP 11 đã có cuộc đàm phán ba ngày nhằm thu hẹp lại các điều khoản mà trước đó có sự tham gia của Mỹ.
Ông Umemoto không tiết lộ số lượng điều khoản được gác lại nhưng cho biết các bên "đã đạt sự đồng thuận" về việc đóng băng một số điều khoản nhất định.
Trước cuộc gặp ở Urayasu, các bên vẫn cho rằng cần phải đình chỉ các điều khoản thuộc 50 phần của thỏa thuận, bao trùm 3 lĩnh vực là các vấn đề luật pháp, quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác.
Hiệp định TPP được tạo ra nhằm mục tiêu loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp trong khối 11 quốc gia với tổng thương mại nội khối đạt mức 356,3 tỷ USD vào năm ngoái.
Vào tháng 1, thỏa thuận này đã bị hoãn lại khi Tổng thống Donald Trump kéo Mỹ ra khỏi Hiệp định để bảo vệ việc làm cho những người Mỹ.
Mới đây New Zealand đã ra lệnh cấm người nước ngoài mua nhà và lệnh cấm này đã đưa New Zealand vào danh sách ngày càng dài các quốc gia đang cố gắng làm cho tài sản trong nước trở nên phải chăng hơn đối với công dân của mình.
Chỉ hai tuần trước khi Nhật Bản và 10 quốc gia khác hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những diễn biến chính trị gần đây đang làm "mờ đi" những hy vọng ấy và đe dọa những nỗ lực trước đó của các nhà lãnh đạo.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo cho 11 quốc gia còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, sự thay đổi trong chính phủ của New Zealand đang đặt ra nghi vấn đối với thành công của thỏa thuận cuối cùng này.
11 nước còn lại trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ gặp nhau tại Tokyo vào thứ 5 tới để tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại này cho dù Mỹ đã "dứt áo ra đi".
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.