Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và môi trường đang hoàn thiện nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).
Luật Bảo vệ môi trường 2020 được chính thức thông qua vào cuối năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, trong bối cảnh rủi ro về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Luật Bảo vệ môi trường mới bao gồm 16 chương, 171 điều, quy định về hoạt động, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Một số hướng tiếp cận mới đã được đưa ra tại luật mới, bao gồm cách tiếp cận người gây ô nhiễm phải trả tiền. Luật cũng lần đầu tiên đưa cộng đồng dân cư trở thành chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tiến hành các phiên họp với ban soạn thảo, tổ biên tập và đại diện các đơn vị trực thuộc để lấy ý kiến, xây dựng và hoàn thiện nghị định quy định chi tiết thực thi luật Bảo vệ môi trường, dự kiến sẽ ban hành trước khi luật đi vào hiệu lực.
Một trong những nội dung được nhiều chuyên gia lưu ý trong nghị định này là quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), công cụ chính sách theo hướng tiếp cận người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Cụ thể, với công cụ EPR, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phải cam kết tỷ lệ bắt buộc các sản phẩm của mình được tái chế đúng cách. Các sản phẩm nằm trong danh mục áp dụng EPR bao gồm pin và ắc quy; thiết bị điện tử; săm lốp; dầu nhớt và ô tô, xe máy.
Thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 4 hình thức, bao gồm tự thực hiện tái chế, thuê các đơn vị tái chế, liên kết với nhau để tổ chức hoạt động tái chế hoặc đóng góp kinh phí tái chế cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất quốc gia, với các thành viên bao gồm Giám đốc văn phòng EPR quốc gia, đại diện các bộ có liên quan và đại diện hiệp hội doanh nghiệp.
Công cụ chính sách EPR là bước đi quan trọng để thiết lập nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, trước mắt là đối với những sản phẩm có thể gây hại nghiêm trọng cho môi trường nhưng cũng có giá trị tái chế cao.
EPR là công cụ tiên tiến được nhiều quốc gia sử dụng trong việc quản lý chất thải rắn, được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả toàn diện trên cả 3 trụ cột phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Về kinh tế, EPR liên kết các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị tái chế, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, tạo cơ hội thị trường cho sản phẩm tái chế và nguyên liệu thứ cấp.
Về xã hội, EPR là công cụ hỗ trợ hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với rác thải. Qua đó, môi trường được bảo vệ đúng cách, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.
Nâng cao nhận thức về rác thải cũng giúp nhóm lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom, tái chế, bao gồm công nhân vệ sinh môi trường (chính thức) và những người hành nghề đồng nát, phế liệu (phi chính thức) có điều kiện làm việc và mức sống tốt hơn.
Về môi trường, EPR giúp quản lý hiệu quả chất thải rắn, đồng thời đặt ra yêu cầu doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm theo hướng thuận lợi hơn cho thu gom và tái chế.
Tháng 6 năm 2020, Tổ Công tác tư vấn thúc đẩy thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, với thành viên bao gồm Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và môi trường cùng một số cơ quan liên quan, một số tổ chức và doanh nghiệp như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Hoạt động của Tổ công tác sẽ được tổng kết tại Báo cáo quốc gia về EPR định kỳ hàng năm.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.