Trách nhiệm tái chế bắt buộc thông qua công cụ chính sách EPR
Phạm Sơn
Thứ hai, 24/05/2021 - 15:42
Bộ Tài nguyên và môi trường đang hoàn thiện nghị định quy định chi tiết một số điều trong Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có công cụ chính sách Mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).
Tái chế sẽ trở thành điều bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm nhất định.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 được chính thức thông qua vào cuối năm 2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, trong bối cảnh rủi ro về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Luật Bảo vệ môi trường mới bao gồm 16 chương, 171 điều, quy định về hoạt động, quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong công cuộc bảo vệ môi trường.
Một số hướng tiếp cận mới đã được đưa ra tại luật mới, bao gồm cách tiếp cận người gây ô nhiễm phải trả tiền. Luật cũng lần đầu tiên đưa cộng đồng dân cư trở thành chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường.
Vừa qua, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tiến hành các phiên họp với ban soạn thảo, tổ biên tập và đại diện các đơn vị trực thuộc để lấy ý kiến, xây dựng và hoàn thiện nghị định quy định chi tiết thực thi luật Bảo vệ môi trường, dự kiến sẽ ban hành trước khi luật đi vào hiệu lực.
Một trong những nội dung được nhiều chuyên gia lưu ý trong nghị định này là quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), công cụ chính sách theo hướng tiếp cận người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Cụ thể, với công cụ EPR, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phải cam kết tỷ lệ bắt buộc các sản phẩm của mình được tái chế đúng cách. Các sản phẩm nằm trong danh mục áp dụng EPR bao gồm pin và ắc quy; thiết bị điện tử; săm lốp; dầu nhớt và ô tô, xe máy.
Thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 4 hình thức, bao gồm tự thực hiện tái chế, thuê các đơn vị tái chế, liên kết với nhau để tổ chức hoạt động tái chế hoặc đóng góp kinh phí tái chế cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam được quản lý bởi Hội đồng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất quốc gia, với các thành viên bao gồm Giám đốc văn phòng EPR quốc gia, đại diện các bộ có liên quan và đại diện hiệp hội doanh nghiệp.
Công cụ chính sách EPR là bước đi quan trọng để thiết lập nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, trước mắt là đối với những sản phẩm có thể gây hại nghiêm trọng cho môi trường nhưng cũng có giá trị tái chế cao.
EPR là công cụ tiên tiến được nhiều quốc gia sử dụng trong việc quản lý chất thải rắn, được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả toàn diện trên cả 3 trụ cột phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, EPR liên kết các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị tái chế, từ đó tạo thêm nhiều việc làm, tạo cơ hội thị trường cho sản phẩm tái chế và nguyên liệu thứ cấp. Về xã hội, EPR là công cụ hỗ trợ hữu hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với rác thải. Qua đó, môi trường được bảo vệ đúng cách, chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Nâng cao nhận thức về rác thải cũng giúp nhóm lao động hoạt động trong lĩnh vực thu gom, tái chế, bao gồm công nhân vệ sinh môi trường (chính thức) và những người hành nghề đồng nát, phế liệu (phi chính thức) có điều kiện làm việc và mức sống tốt hơn. Về môi trường, EPR giúp quản lý hiệu quả chất thải rắn, đồng thời đặt ra yêu cầu doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm theo hướng thuận lợi hơn cho thu gom và tái chế. Tháng 6 năm 2020, Tổ Công tác tư vấn thúc đẩy thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, với thành viên bao gồm Vụ Pháp chế của Bộ Tài nguyên và môi trường cùng một số cơ quan liên quan, một số tổ chức và doanh nghiệp như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)… Hoạt động của Tổ công tác sẽ được tổng kết tại Báo cáo quốc gia về EPR định kỳ hàng năm.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.