Doanh nghiệp
Trái chủ muốn kiện Saigon Glory vì chậm bàn giao tài sản đảm bảo
Lo lắng về tình hình xử lý tài sản đảm bảo kéo dài, không thể nhận được gốc và lãi trái phiếu, các trái chủ của Saigon Glory đang tập hợp thông tin, tài liệu để gửi tới các cơ quan chức năng nhằm truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo công ty này.
Năm 2020, Công ty TNHH Saigon Glory do tập đoàn Bitexco sở hữu đã phát hành 10 lô trái phiếu với tổng giá trị 10.000 tỷ đồng để đầu tư dự án và tái cơ cấu nợ của công ty. Một nửa trong số này đã đáo hạn vào tháng 6 và tháng 7 vừa qua, nhưng Saigon Glory không thể thanh toán gốc cho các trái chủ do chưa thu xếp được nguồn tiền.
Chủ đầu tư trì hoãn bàn giao tài sản đảm bảo
Saigon Glory sau đó đã tổ chức hội nghị trái chủ để xin gia hạn trái phiếu thêm 2 năm và giảm lãi suất xuống 3%/năm cộng lãi tham chiếu thay vì 4,5%/ năm như ban đầu. Tuy nhiên phần lớn trái chủ không đồng ý và tiếp tục yêu cầu công ty thanh toán gốc và lãi trái phiếu đúng phương án phát hành.
Theo quy định của các điều kiện phát hành, đại diện người sở hữu trái phiếu là Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã gửi thông báo yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo của các lô trái phiếu để thanh toán cho trái chủ.
Tuy nhiên đã hơn 3 tháng trôi qua, việc xử lý tài sản đảm bảo chưa được thực hiện khiến các trái chủ như ngồi trên đống lửa. Nguyên nhân, là Saigon Glory đã không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo, là ngay lập tức cung cấp cho bên quản lý tài sản đảm bảo bản sao của tất cả các báo cáo và tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo.
Trong cuộc họp với TVSI hôm 22/9, ông Vũ Quang Bảo, Chủ tịch HĐTV của Saigon Glory cho biết cần thời gian để chuẩn bị hồ sơ tài liệu do đặc thù dự án lớn, triển khai nhiều giai đoạn và được lưu trữ nhiều đơn vị khác nhau.
Trên thực tế ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo đã gửi thông báo yêu cầu bàn giao trước 8 ngày làm việc. Đồng thời gửi danh sách chi tiết hồ sơ liên quan đến tài sản đảm bảo trước ngày thực hiện bàn giao cho Saigon Glory.
Ông Bảo còn cho rằng các hồ sơ tài liệu của tài sản đảm bảo đã cơ bản bàn giao bản gốc cho ngân hàng quản lý tại thời điểm ký hợp đồng thế chấp. Riêng phần tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu này chỉ là một cấu phần của dự án không có hồ sơ pháp lý riêng.
Ngoài ra Saigon Glory còn yêu cầu họp 3 bên với TVSI và ngân hàng quản lý tài sản đảm bảo nhằm là rõ các phát sinh trong quá trình bàn giao. Được biết, cuộc họp này đã diễn ra hôm 6/10 và Saigon Glory tiếp tục đề nghị cần thêm thời gian để chuẩn bị bàn giao tài sản.
Nguồn vốn từ trái phiếu không được dùng cho mục đích phát triển dự án
Lo lắng về tình hình xử lý tài sản đảm bảo kéo dài, không thể nhận được gốc và lãi trái phiếu, các trái chủ của Saigon Glory đang tập hợp thông tin, tài liệu để gửi tới các cơ quan chức năng nhằm truy cứu trách nhiệm của lãnh đạo công ty này.
Các trái chủ cho rằng, ngay từ đầu khi phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, Saigon Glory đã có dấu hiệu lừa dối nhà đầu tư. Theo phương án phát hành, mục đích của việc phát hành trái phiếu là tăng quy mô vốn hoạt động, thực hiện các dự án đầu tư và cơ cấu lại các khoản nợ của Saigon Glory. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi trái phiếu cũng được xác định dựa vào nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và các nguồn khác của doanh nghiệp.
Tuy nhiên sau khi huy động đủ 10.000 tỷ đồng trái phiếu từ các nhà đầu tư, Saigon Glory đã sử dụng đến 99% để thanh toán các khoản nợ. Công ty chỉ sử dụng 85 tỷ đồng để thanh toán cho nhà thầu và đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh.
Nguồn vốn không được sử dụng vào mục đích phát triển dự án, kết quả là dự án The Spirit of Saigon (TP.HCM) do Saigon Glory làm chủ đầu tư chỉ được tái khởi động, xây thêm vài tầng sau đó tiếp tục đắp chiếu hơn một năm qua.
Đây là Dự án Khu văn phòng, thương mại, dịch vụ, căn hộ, khách sạn, có vị trí "vàng" khi nằm tại đối diện chợ Bến Thành, Quận 1, TP HCM. Dự án bao gồm 6 tầng hầm, 8 tầng khối đế làm trung tâm thương mại và bán lẻ, 2 tòa tháp có chức năng văn phòng, khách sạn và căn hộ.
Trong đó cấu phần văn phòng và khách sạn thuộc tòa tháp A của dự án được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho 10.000 tỷ đồng trái phiếu trên. Khi thế chấp, tài sản này được định giá hơn 11.500 tỷ đồng, với giả định hoàn thành xây dựng vào cuối năm 2024. Tuy nhiên hiện nay định giá này đã giảm đi đáng kể do chủ đầu tư không thể tiếp tục xây dựng dự án.
Ngoài ra tài sản đảm bảo cho các lô trái phiếu trên khi phát hành năm 2020 còn là toàn bộ cổ phần của công ty Saigon Glory do Tập đoàn Bitexco sở hữu, trị giá 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên năm 2021, cơ cấu cổ đông của Saigon Glory thay đổi khi có 3 người được ủy quyền đại diện phần vốn doanh nghiệp gồm ông Vũ Quang Bảo (30%), ông Trịnh Quang Công (40%) và ông Nguyễn Anh Đức (30%). Tập đoàn Bitexco khi đó cũng phủ nhận thông tin dự án này đổi chủ, và khẳng định đây vẫn là dự án của Saigon Glory, thành viên Tập đoàn Bitexco.
Tài sản đảm bảo 10.000 tỷ đồng trái phiếu Saigon Glory 'bốc hơi'
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120
Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways
Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.