Rủi ro với triển vọng kinh tế Việt Nam 2024
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới đối diện với rủi ro từ sự phục hồi yếu hơn dự kiến của nhu cầu bên ngoài.
Rủi ro đe dọa triển vọng kinh tế Việt Nam đến từ cầu bên ngoài và năng lực chống đỡ bên trong còn yếu, đòi hỏi các biện pháp mạnh hơn để thúc đẩy kinh doanh.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2024 và 6,2% vào năm sau. Trong đó, tổ chức này nêu bật một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng.
“Triển vọng ẫn còn nhiều bất ổn định đáng kể”, các nhà phân tích của ADB nhận định trong báo cáo.
Xuất khẩu của Việt Nam, một trong những động lực tăng trưởng chính, tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu phục hồi chậm, trong khi căng thẳng địa chính trị tiếp tục diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, những bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ trong tháng 11 tới có thể khiến thương mại bị phân tán, cũng có thể trở thành nguyên nhân tác động lên xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do dịch sản xuất trong chuỗi cung ứng đối với các mặt hàng chủ lực, như dệt may, da giày hay linh kiện điện tử.
Trong nước, nền kinh tế thực tiếp tục cho thấy những yếu kém đối với nền tảng cấu trúc cơ bản, ADB đánh giá. Cầu nội địa yếu đòi hỏi phải thực hiện mạnh hơn các biện pháp kích thích tài khóa, tổ chức này nhấn mạnh.
Ổn định kinh tế vĩ mô và sự kết hợp cân bằng hơn các chính sách tiền tệ, tài khóa là hết sức quan trọng để Việt Nam duy trì đà triển vọng kinh tế trong năm 2024 và 2025, ADB khuyến nghị.
Việc kích thích nhu cầu nội địa cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục các biện pháp chính sách để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh cầu bên ngoài đang yếu hơn kỳ vọng.
Hiện Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ hỗ trợ, nhưng trên thực tế, năng lực thực hiện chính sách này đã bị hạn chế đáng kể, ADB phân tích.
Do vậy, việc cần làm là giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ, thông qua đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tài khóa, tăng cường giải ngân đầu tư công và cải cách quản lý nhà nước hơn nữa, chỉ như vậy mới có thể thúc đẩy kinh tế.
“Việc phối hợp các chính sách đóng vai trò quan trọng góp phần phục hồi kinh tế, trong bối cảnh giá cả tăng nhẹ và cầu còn yếu”, ADB nhấn mạnh.
Theo hướng đó, ngay trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực hiện chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh tế, hỗ trợ triển vọng kinh tế.
Như vậy, chính sách tiền tệ sẽ theo đuổi mục tiêu kép là ổn định giá cả và tăng trưởng, cho dù không gian chính sách bị hạn chế. Tất nhiên, rủi ro về các khoản nợ xấu gia tăng do chu kỳ suy thoái kinh tế hạn chế khả năng nới lỏng tiền tệ hơn nữa.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm tới đối diện với rủi ro từ sự phục hồi yếu hơn dự kiến của nhu cầu bên ngoài.
Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) mới đây đánh giá, triển vọng kinh tế ngắn hạn của Việt Nam sẽ nghiêng nhiều về phía tiêu cực, do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và suy thoái thị trường nhà ở trong nước.
HSBC trong phân tích mới nhất nhận định, nhìn chung, Việt Nam tiếp tục đối mặt với các thách thức trong quý II/2023, sau những kết quả kinh tế của quý I không mấy khả quan.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.