Cánh cửa đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang dần đóng lại?
Những biến động mới đây từ phía Mỹ đang cho thấy sự bấp bênh trong đàm phán giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Với những động thái gần đây, Mỹ dường như đang muốn tạo ra một liên minh kinh tế chống lại Trung Quốc.
Một điều khoản đặc biệt trong hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada mới đây sẽ cho Washington quyền phủ quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào Canada hoặc Mexico trong việc đồng ý thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với một nền kinh tế phi thị trường.
Điều này tạo ra mối đe dọa lớn đến vị trí của Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu, South China Morning Post (SCMP) nhận định.
Cụ thể, thỏa thuận Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), quy định rằng các bên của thỏa thuận này có quyền được thông báo về việc đàm phán FTA giai đoạn đầu với một "nền kinh tế phi thị trường" và có thể xem xét bất kỳ thỏa thuận nào được ký bởi nước thành viên khác.
Nếu 1 trong 3 nước tham gia ký FTA với một quốc gia "phi thị trường", một trong hai thành viên còn lại có quyền chấm dứt USMCA theo Điều 32.10 với thông báo kéo dài 6 tháng và tự hình thành thỏa thuận song phương với các điều khoản tương tự.
NAFTA phiên bản mới cần phải được thông qua bởi chính phủ cả 3 nước và dự kiến Quốc hội Mỹ sẽ không xem xét cho đến đầu năm sau, SCMP đưa tin.
Bắc Kinh đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận là một "nền kinh tế thị trường" kể từ khi thỏa thuận gia nhập hết hạn vào tháng 12/2016.
Tuy nhiên, Mỹ và Liên minh châu Âu đã từ chối phân loại như trên, lập luận rằng việc trợ cấp của Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất dư thừa, việc loại trừ các doanh nghiệp nước ngoài và nhiều động thái khác là dấu hiệu của sự phi thị trường.
Mặc dù quy định mới không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào, rất nhiều nhà phân tích hiểu rằng Trung Quốc đang là mục tiêu bị nhắm tới.
Với sức mạnh xem xét và sau đó là cản trở, thậm chí phủ nhận FTA có thể giữa Trung Quốc với Canada hay Mexico, Mỹ có thể chặn "sân sau" của các sản phẩm từ Bắc Kinh muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ thông qua các nước láng giềng.
Không chỉ vậy, điều khoản này còn làm giảm đáng kể sức mạnh đàm phán của Bắc Kinh với các hiệp định thương mại có thể trong tương lai, Reuters nhận định.
Nếu Mỹ đưa điều khoản tương tự vào FTA đang đàm phán với EU và Nhật Bản, Trung Quốc gần như sẽ rơi vào trạng thái bị cô lập về kinh tế khi đây là những đối tác thương mại lớn với Bắc Kinh, cũng là "cứu cánh" bù đắp tổn thương thương mại vì đối đầu với Mỹ.
Song Eui-young, giáo sư kinh tế chuyên sâu về thương mại quốc tế tại Đại học Sogang ở Seoul, nhận định điều khoản mới này là dấu hiệu cho thấy Washington mong muốn tạo ra một "liên minh kinh tế" chống lại Trung Quốc, SCMP dẫn lời.
Washington đang lấy những thỏa thuận thương mại với Canada, Mexico và Hàn Quốc làm đòn bẩy khắc họa rõ nét hơn chính sách thương mại cứng rắn với Bắc Kinh để đòi lại công bằng trong thương mại.
Deborah Elms, Giám đốc điều hành tại Asian Trade Centre (Trung tâm thương mại châu Á) nhận định với những tiến bộ trên nhiều mặt trận, Mỹ giờ đây có thể "chuyển toàn bộ sự chú ý của mình sang Trung Quốc", CNBC dẫn lời.
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng hoạt động kinh tế suy yếu vì thuế quan của Trung Quốc có thể khiến nước này dễ dàng chấp nhận một thỏa thuận hơn, không ít người cho rằng Bắc Kinh không dễ bị đánh đổ và sẽ đối đầu thông qua gia tăng rào cản với các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại đây.
Những biến động mới đây từ phía Mỹ đang cho thấy sự bấp bênh trong đàm phán giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đối đầu thương mại Mỹ - Trung được đánh giá đang mang lại cho Việt Nam những cơ hội phát triển mạnh mẽ nhưng rủi ro cũng sẽ nằm trong chính sự phát triển ấy.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?
Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.
Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.