Diễn đàn quản trị
Truyền thông nội bộ: Chìa khóa vàng tái cấu trúc công ty
Trong thời buổi “loạn lạc” người cũ mới đan xen, phải làm tốt công tác truyền thông nội bộ mới khiến công ty không biến thành một mớ hỗn độn.

Trải qua 15 năm phát triển, Sài Gòn Food đã trải qua 2 đợt tái cấu trúc lớn. Cuộc đại cấu trúc năm 2015 là một kỉ niệm mà bà Lê Thị Thanh Lâm – Phó giám đốc của Sài gòn Food không bao giờ quên được.
“Lúc đó tôi đã bị viêm họng mãn tính, giọng khi nào cũng khàn khàn do phải nói nhiều quá”, bà Lâm hồi tưởng trong hội thảo Cấu trúc doanh nghiệp thời hội nhập vừa được tổ chức cuối tuần qua.
Sài Gòn Food được thành lập vào năm 2003 với 11 nhân viên và một phân xưởng nhỏ đi thuê, cuối năm 2003, sau khi mua được một phân xưởng, công nhân viên tăng lên con số 200 người với 4 phòng ban, ban giám đốc có 3 người.
Năm 2011, công ty bắt đầu bước vào cuộc tái cấu trúc lớn đầu tiên, ban giám đốc quyết định chuyển đổi chiến lược kinh doanh, từ cung cấp hải sản sang chế biến thực phẩm, đổi tên từ Công ty CP Hải Sản Sài Gòn thành Sài Gòn Food. Lúc này, công ty có 1.000 công nhân viên, 2 xưởng sản xuất, phòng ban cũng lên con số 7.
Năm 2015, do quá nhiều lãnh đạo cũng như cổ đông của PNJ không thích việc PNJ vừa bán vàng vừa bán cá, nên Chủ tịch HĐQT – bà Cao Thị Ngọc Dung đành phải bán cổ phần của PNJ tại Sài Gòn Food cho ông Phan Quốc Công - nhà sáng lập công ty ICP với nhãn hiệu X-Men.
Trước năm 2015, Sài Gòn Food sản xuất cho cả mảng xuất khẩu lẫn nội địa, nhưng tập trung cho xuất khẩu nhiều hơn với tỉ trọng 70:30 nhưng Chủ tịch HĐQT mới, ông Phan Quốc Công không muốn thế. Ông Công muốn đến năm 2020, tỷ trọng của xuất khẩu và nội địa phải là 50:50, tất nhiên, doanh nghiệp này buộc phải tái cấu trúc một lần nữa.
Hiện tại, Sài Gòn Food đang có 2.500 công nhân viên và 16 phòng ban, 4 xưởng sản xuất, năm 2015 doanh thu công ty 500 tỷ đồng, năm nay, họ đang phấn đấu lên con số 1.000 tỷ đồng.
Với những gì đã đạt được, có thể nói, quá trình tái cơ cấu của Sài Gòn Food nói chung đã khá thành công. Tuy nhiên, trong bước đường bước lên đỉnh vinh quang như hiện tại, bà Lâm cùng các đồng sự không biết đã gặp biết bao chông gai.
Do lúc đó, cả Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đều thay đổi, nên bà Lâm buộc phải đảm nhận vai trò chính trong quá trình tái cấu trúc năm 2015. Đã có rất nhiều biện pháp khác nhau để giúp doanh nghiệp này tiếp tục đi lên chứ không bị hỏng chân sau khi tái cấu trúc, công tác nhân sự được chú trọng nhất.
Để ổn định nhân sự cao cấp, tân chủ tịch công ty Phan Quốc Công đã có một chương trình rất hay. Ông kéo tất cả nhân sự lãnh đạo trung và cao cấp ra một khách sạn 5 sao ở gần bãi biển, mọi người chỉ có ăn học ngủ, không cần phải làm bất cứ việc gì khác trong vòng 3 ngày.
Sau 3 ngày, vị chủ tịch mới này đã hiểu phần nào tâm tư nguyện vọng của từng nhân sự mới lẫn cũ, đồng thời người trong ban lãnh đạo cũng hiểu phần nào cá tính cũng như triết lý lãnh đạo của sếp mới. Đồng thời, sau 3 ngày liên tục tiếp xúc với nhau, các nhân sự cũ và mới mà ông Phan Quốc Công mang về từ ICP cũng đã hòa hợp với nhau.
Trách nhiệm ổn định nhân tâm ở cấp lãnh đạo thấp hơn, thuộc về bà Lâm. “Tôi thường nói vui, trong lúc cơ cấu lại bộ máy, sẽ có 3 trường hợp: định cư, di dời và đền bù giải toả. Nhân sự ở vị trí đó đồng tình với chiến lược kinh doanh mới và đủ khả năng sẽ được định cư; đồng tình nhưng không đảm đương được nhiệm vụ mới sẽ bị di dời, người không phù hợp với cả hai tiêu chí trên sẽ vào dạng đền bù – giải toả. Tính hình lúc đó của công ty như đang trong cuộc cách mạng 30/4”, bà Lâm nhớ lại.
Trong khi tái cấu trúc mở rộng, chúng ta sẽ thay rất nhiều người cũ cũng như đón nhiều người mới, những người mới sẽ là những làn gió tươi mát giúp công ty phát triển đột phá.
Tuy nhiên, trước khi đón người mới về, người lãnh đạo cần phải “dọn dẹp” công ty gọn gàng để người mới không bị sốc. Phải cho người mới thấy, công ty mình cũng có những quy trình – quy định, thể hiện sự chuyên nghiệp nhất định. Thêm nữa, nên nói trước cho người mới tình hình thực sự của công ty khi phỏng vấn.
Để giúp người mới và người cũ nhanh chóng bắt nhịp cùng nhau, người lãnh đạo cần có một vài thủ thuật nhất định.
“Cùng một nội dung, nhưng cách truyền đạt của tôi sẽ khác nhau, tuỳ thuộc vào việc nói chuyện với ai. Với người mới, tôi nói theo cách A, với người cũ, tôi nói theo cách B, khi gặp cả hai người, tôi nói theo cách C. Cũng vì phải truyền thông liên tục với cấp dưới để giảm thiểu va chạm mới – cũ xuống mức thấp nhất, tôi đã bị viêm họng mãn tính trong suốt thời gian công ty tái cấu trúc”, bà Lâm chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải tất cả những động thái trong đợt tái cấu trúc này đều thành công. Ví dụ như việc mở thêm công ty con, sau khi mời một công ty tư vấn về, công ty này khuyên Sài Gòn Food nên mở một công ty thương mại để phục vụ cho việc buôn bán trong nước. Nghe cũng xuôi tai, thế là Công ty Thương mại Sài Gòn Food ra đời, bà Lâm chính là Tổng giám đốc.
“Năm đầu tiên, công ty con này lỗ, năm thứ hai còn lỗ nhiều hơn năm đầu, nên năm thứ ba bị sáp nhập lại công ty mẹ. Nguyên nhân lỗ là do 1 công việc mà phải thực hiện 2 lần, chạy 2 phần mềm quản lý khác nhau”, bà Lâm kể.
Theo bà Lâm, để quá trình tái cấu trúc giúp công ty đi lên chứ không phải đi xuống, chúng ta phải có sự chuẩn bị cẩn thận, chú trọng truyền thông nội bộ, quan tâm đặc biệt đến tâm tình – nguyện vọng của nhân sự. Phải tỉnh táo khi mời công ty tư vấn, không nên nhất nhất nghe theo lời họ.
Đâu là lời giải cho bài toán tái cấu trúc doanh nghiệp?
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.