Tài chính
T.S Quách Mạnh Hào: Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu rủi ro cực kỳ lớn
Theo các chuyên gia, kịch bản thị trường chứng khoán sẽ tăng bằng lần nhờ gói kích thích kinh tế như năm 2009 khó lặp lại.

Giai đoạn rủi ro đến gần
Thị trường chứng khoán đã phản ứng rất mạnh trước thông tin về khả năng tung ra gói kích thích kinh tế lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Dòng tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư cá nhân bùng nổ, biểu hiện ở số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh và thanh khoản cao kỷ lục khi tổng giá trị giao dịch có ngày lên tới 52 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, TS. Quách Mạnh Hào, giảng viên Đại học Lincoln (Vương quốc Anh) cho rằng, việc dựa quá nhiều vào tâm lý khiến thị trường chứng khoán thời điểm này thiếu tính bền vững và cảnh báo: "“Tôi cho rằng, giai đoạn thận trọng đâu đó đã đến rất gần.”
Ông Hào chỉ ra thực tế là thị trường chứng khoán luôn vận hành theo ngành, sau đó là theo dòng tiền.
Trong đó, doanh nghiệp niêm yết được chia thành ba nhóm: an toàn, trung tính, rủi ro. Tại các nhóm, những doanh nghiệp mà nhà đầu tư nhìn thấy kết quả kinh doanh tốt, tiền sẽ chảy vào trước. Trái lại, kết quả kinh doanh không tốt, tiền sẽ vào sau.
"Khi tiền vào tất cả các doanh nghiệp thuộc nhóm rủi ro nhất, hoạt động không tốt cũng được thổi giá lên là lúc thị trường đến điểm rủi ro", ông Hào nhận xét.
Dữ liệu 5 tháng gần đây cho thấy dòng tiền chảy vào nhóm rủi ro là cực kỳ lớn. Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu mà được cho là an toàn nhất khiến nhóm này vẫn tăng nhưng so với hai nhóm rủi ro và trung tính thì không bằng.
Khó có thể mong quá khứ lặp lại
Về tác động của gói kích thích kinh tế đang bàn thảo mà có thể lên đến 500-800 nghìn tỷ đồng, ông Hào cho rằng, nếu được thông qua thì đây là lần thứ hai Việt Nam đưa ra gói kích thích kinh tế lớn sau lần đầu tiên vào năm 2009.
Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế hiện nay đã khác hoàn toàn so với lần trước nên sự tác động đến thị trường chứng khoán cũng không thể giống nhau.
Bởi lẽ, vào năm 2009, kinh tế chuyển từ trạng thái thiếu tiền sang thừa tiền. Và việc bơm thanh khoản quá mức đã dẫn tới sự tăng trưởng của các thị trường tài sản, trong đó có chứng khoán khi từ mức đáy 235,5 điểm, chỉ số VN-Index tăng vọt lên 624,1 điểm, tương đương tăng 165% trong vòng 8 tháng.
Thế nhưng, năm nay, tiền trên thị trường rất nhiều, thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn dồi dào. Tiền nhiều nhưng cỗ máy kinh tế chưa thể khôi phục để chạy đã khiến tiền chảy vào thị trường chứng khoán và đẩy chỉ số tăng.
Do vậy, ông Hào cho rằng, nếu có gói kích thích kinh tế cũng sẽ không bơm tiền mới. Thậm chí, nếu có bơm tiền mới thì việc phát hành trái phiếu sẽ nhằm vào các nguồn tiền dư thừa nhàn rỗi hiện có trên thị trường.
“Câu chuyện của những người thiết kế gói kích thích hiện nay là họ đang muốn làm sao để chuyển đổi lượng tiền thực tế đã bơm ra nhưng chưa được sử dụng để nó quay trở về đúng mục tiêu, là đi vào các dự án về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội… Điều này cũng giải quyết được bài toán rủi ro lạm phát”, ông Hào đánh giá.
Do đó, khi gói hỗ trợ chính thức được công bố, cỗ máy kinh tế bắt đầu hoạt động bình thường, thị trường chứng khoán sẽ phải cạnh tranh với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn tiền của xã hội. “Không thể quá mong mỏi vào những điều đã xảy ra trong quá khứ”, ông Hào nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiingroup cho rằng, sẽ không có "sóng ăn bằng lần" như năm 2009 vì nền kinh tế và ngân hàng không gặp những vấn đề về thanh khoản như trước đây. Bên cạnh đó, quy mô thị trường chứng khoán cũng đã lớn hơn rất nhiều và gói kích thích cũng sẽ trọng tâm hướng đến đối tượng bị tác động của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Thuân nhìn nhận gói kích thích sẽ tác động đến các ngành, lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp niêm yết sẽ rất tích cực ở góc độ từ cải thiện kết quả kinh doanh nhiều hơn và điều này thì đòi hỏi cần thời gian triển khai và độ "ngấm" hơn là kỳ vọng về một dòng "tiền nóng" vào chứng khoán một cách gián tiếp.
Chứng khoán khó 'tăng bằng lần' nhờ gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng
VFCA: Chứng khoán sẽ giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2022
Báo cáo của Hiệp hội tư vấn tài chính (VFCA) dự báo chỉ số VN-Index năm 2022 có thể đạt mốc 1.650, tăng 10% so với mốc cao nhất năm 2021 là 1.500 với câu chuyện chính là sự phân hóa mạnh mẽ và sâu hơn giữa các nhóm ngành và cổ phiếu.
VNDirect: Chứng khoán vẫn còn dư địa tăng trưởng mạnh
Những yếu tố vĩ mô thuận lợi sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tăng điểm. VNDirect dự báo VN-Index có thể hướng đến 1.750 điểm trong năm 2022. Trên cơ sở P/E khoảng 16 -16,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận 23% so với cùng kỳ.
Bước đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra mắt, đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.