UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
Sự hỗ trợ của công nghệ cho con người đã mang đến một sự kết hợp hoàn hảo: tạo ra chất lượng vượt trội, tiết kiệm thời gian và cung cấp các thông tin một cách chi tiết nhất. Ngành kiểm toán cũng không nằm ngoài chuyển động này, đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán luôn luôn cần tìm hiểu và ứng dụng công nghệ để phục vụ công tác kiểm toán ngày càng đối mặt nhiều thách thức.
Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Mai Viết Hùng Trân, Phó tổng giám đốc - lãnh đạo bộ phận kiểm toán, Công ty TNHH PwC (Việt Nam).
Là một trong những lãnh đạo người Việt đầu tiên làm việc trong bốn công ty kiểm toán lớn (Big 4), ông có thể cho biết công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các khách hàng hiện nay?
Ông Mai Viết Hùng Trân: Theo xu hướng hiện nay, có 6 vấn đề chính mà công nghệ có sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với công việc kiểm toán. Đầu tiên là vấn đề nâng cấp khả năng con người. Sự kết hợp giữa kiểm toán và trí thông minh kỹ thuật số (Digital IQ) nhằm đạt mục tiêu cung cấp dịch vụ vượt trội cho các khách hàng.
Dịch vụ kiểm toán cần mang đến cho các doanh nghiệp chất lượng dịch vụ tốt nhất bằng cách kết hợp giữa quy trình kiểm toán cũng như các thế mạnh về kỹ thuật số.
Từ việc đánh giá rủi ro đến các vấn đề kiểm toán quan trọng, đội ngũ kiểm toán sẽ thiết kế các quy trình đảm bảo các cam kết về chất lượng và tính độc lập, đồng thời xem xét điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp, các đối tác và chính các phòng ban của các doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tối ưu nhất từ những con người và máy móc tốt nhất của nhóm kiểm toán.
Thứ hai là tính chính xác. Công nghệ giúp nâng cao chất lượng, tạo kế hoạch kiểm toán rõ ràng và thực hiện kiểm tra tập trung. Giống như chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, công ty kiểm toán thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán một cách linh động, phù hợp theo đối tượng và hoàn cảnh.
Ví dụ như chúng tôi đi sâu vào ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp và thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu nhằm xác định chính xác các rủi ro tương ứng. Thông qua quá trình thu thập dữ liệu tự động, chúng tôi phân tích và đánh giá rủi ro, từ đó phát hiện các điểm bất thường cần tập trung cho công cuộc kiểm toán và thực hiện các thử nghiệm phù hợp.
Thứ ba là tính minh bạch. Công nghệ giúp cập nhật tiến độ và thông tin một cách kịp thời. Mỗi cuộc kiểm toán thông thường có thể phát sinh nhiều vấn đề không mong muốn, liên quan tới nhiều nhóm làm việc khác nhau. Vì vậy, các công cụ hỗ trợ trong việc tự động hóa theo dõi và cảnh báo các vấn đề tồn đọng giúp chúng tôi kịp thời giải quyết và giảm thiểu khối lượng công việc không cần thiết. Nhờ vậy, cả bên kiểm toán và khách hàng đều có thể theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh 24/7.
Thứ tư là tính hiệu quả. Công nghệ giúp thời gian chuẩn bị dữ liệu ít hơn, ít bị gián đoạn hơn và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn. Công việc kiểm toán có thể được thực hiện xuyên suốt trong năm để mùa kiểm toán ít bận rộn và dễ dự đoán.
Bên cạnh đó, đội ngũ điều phối nhân sự kiểm toán có thể sắp xếp nhân sự tập trung vào từng khía cạnh chi tiết của kiểm toán, sử dụng công nghệ tự động hóa và tiêu chuẩn hóa để đảm nhận công việc có khối lượng lớn trong năm.
Sự phối hợp này giúp công việc kiểm toán có thể hoàn thành sớm hơn, giảm thời gian xử lý cuối cùng và đưa ra giải pháp kịp thời. Do đó, doanh nghiệp sẽ được giải phóng khỏi các thủ tục không cần thiết và có thời gian để tập trung cho công việc kinh doanh.
Thứ năm là khả năng thiết kế riêng. Nhóm kiểm toán có thể thiết kế quy trình tự động hóa riêng cho từng cuộc kiểm toán. Điều này đòi hỏi xây dựng một lực lượng lao động kỹ thuật số - bao gồm những người có kỹ năng và được hỗ trợ sử dụng công nghệ mới nhất để giải quyết các thách thức của công việc kiểm toán.
Từ việc chuyển các công việc được lặp lại đến một quy trình làm việc tự động, các công cụ được tạo riêng cho việc kiểm toán từng doanh nghiệp sẽ giúp giảm tải công việc và giảm khả năng xảy ra sai sót.
Cho dù doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng ERP (Enterprise Resource Planning) hàng đầu hay các hệ thống có chỉnh sửa nào theo đặc thù doanh nghiệp, chúng tôi có thể xác định đâu là những điểm có thể tự động hóa, dù là khâu nhỏ nhất, nhằm giúp tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Cuối cùng là sự thấu hiểu - thấu hiểu doanh nghiệp thông qua kết quả kiểm toán. Việc áp dụng kỹ thuật số cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính, an ninh mạng giúp chúng tôi có thêm thời gian để tập trung đào sâu vào các vấn đề kiểm toán quan trọng. Thông qua đó chúng tôi sẽ mang đến những phân tích sâu sắc nhằm phát hiện các bất thường và dự đoán xu hướng có liên quan.
Bên cạnh đó, việc đưa ra một cái nhìn trực quan từ bên thứ ba cũng giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng hơn về hoạt động kinh doanh của mình. Với chuyên môn trong việc phân tích dữ liệu, chúng tôi có thể đưa ra cái nhìn toàn diện về các vấn đề trọng yếu, ảnh hưởng đến lợi ích công chúng và tất cả các bên liên quan.
Công nghệ đang đóng vai trò rất quan trọng đối với công việc kiểm toán, ông có thể chia sẻ thêm về các công cụ PwC đang sử dụng hiện nay?
Ông Mai Viết Hùng Trân: Đầu tư vào công nghệ đóng một vai trò quan trọng cho phép PwC có khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao. Các công nghệ được xem xét cẩn trọng và lựa chọn dựa trên giá trị mang lại cho doanh nghiệp và cho phép chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm toán chuyên sâu.
Một số công cụ hiện nay mà mạng lưới PwC đang sử dụng có thể kể đến như là: Halo - công cụ phân tích dữ liệu, Aura - công cụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục kiểm toán quan trọng và lưu trữ bằng chứng kiểm toán, Connect - công cụ giúp cộng tác, duy trì kết nối và trao đổi dữ liệu với khách hàng và giữa mạng lưới PwC với nhau.
Cụ thể, công cụ Halo hỗ trợ kiểm tra dữ liệu có khối lượng khổng lồ, phân tích để cải thiện việc đánh giá rủi ro, đồng thời đây là chìa khóa mở ra cánh cửa nhìn sâu vào các thông tin bên trong doanh nghiệp. Nói về Aura, đây là nền tảng dựa trên đám mây (cloud-based), công cụ này được sử dụng trong mọi cuộc kiểm toán của PwC không chỉ ở Việt nam mà còn trên toàn cầu.
Đây là hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) kiểm toán, nơi chúng tôi xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán phù hợp với quy mô của từng khách hàng, và là nền tảng hỗ trợ lưu giữ bằng chứng kiểm toán có được.
Về Connect, công cụ này giúp PwC và các khách hàng có thể liên lạc với nhau 24/7, cung cấp các cập nhật kịp thời mà người dùng có thể truy cập ngay, kể cả trên điện thoại của mình và tại mọi địa điểm.
Ông có thể chia sẻ thêm về tầm nhìn chiến lược của PwC Việt Nam?
Ông Mai Viết Hùng Trân: Công nghệ không ngừng thay đổi và phát triển trong thời đại ngày nay. Đại dịch lần này đang mang tới nhiều thách thức nhưng những công nghệ và quá trình chuyển đổi số luôn hỗ trợ chúng tôi cung cấp những dịch vụ chất lượng cao.
Các công việc hiện tại đang có xu hướng dịch chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, và chúng ta không thể phủ nhận việc phát triển công nghệ hỗ trợ cho công việc kiểm toán là một xu hướng tất yếu và sống còn cho các doanh nghiệp kiểm toán.
PwC Việt Nam, với sự hỗ trợ từ PwC toàn cầu, vẫn sẽ tiếp tục phát triển và ứng dụng các chương trình, sáng kiến thử nghiệm để công việc kiểm toán có thể đáp ứng tốt nhất trong điều kiện "bình thường mới".
Xin cám ơn ông!
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.