Tỷ giá hôm nay 25/7: Ngân hàng điều chỉnh trở lại giá USD
Sau khi tăng mạnh vào hôm qua, sáng nay, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh trở lại giá USD.
Đồng USD sụt giảm cả trong nước và trên thế giới. Điều này đã tạo điểm tựa cho nhiều đồng tiền đối thủ chính tăng mạnh.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay công bố tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực trong tuần từ ngày 26/7 đến 1/8.
So với tuần trước, có 9 ngoại tệ được điều chỉnh tăng, trong đó, JPY lên mạnh nhất với 1,73%. Riêng CNY giảm 0,6%.
Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hôm nay (26/07) ở mức 22.649 VND/USD, giảm 5 VND so với hôm qua.
Theo khảo sát của TheLEADER, tại 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu (*), tính đến 11h sáng nay, giá mua vào USD của Vietcombank, Techcombank đang đứng đầu với 23.140 VND/USD. Ngược lại, ngân hàng BIDV, Vietinbank, ACB niêm yết ở mức thấp nhất 23.210 VND/USD.
So với sáng ngày 25/7, Sacombank, ACB, Vietinbank và Vietcombank đã điều chỉnh giá USD xuống lần lượt 60 VND, 50 VND, 38 VND và 30 VND. BIDV, Techcombank, VIB đều giảm 40 VND ở cả 2 chiều. MB giảm 30 VND (mua vào) và 35 VND (bán ra). VPBank giảm 60 VND (mua vào) và 70 VND (bán ra). HDBank giảm 60 VND (mua vào) và 30 VND (bán ra).
Với các ngoại tệ khác, tại Vietcombank, trong 10 đồng tiền mà TheLEADER chọn lọc có 8 đồng được điều chỉnh tăng, trong đó CAD lên mạnh nhất với 0,8%. Riêng HKD giảm 0,15%; USD giảm 0,13%.
Trên thị trường thế giới, chỉ số đồng USD tiếp tục sụt giảm vào sáng nay. Trong khi đó, đồng Euro tăng cao hơn khi Mỹ và Liên minh châu Âu đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán với các mức thuế thấp hơn nhằm giảm bớt những lo ngại hiện nay về tình trạng căng thẳng thương mại giữa 2 bên.
Cuộc gặp diễn ra sau khi Washington quyết định đánh thuế các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ EU với mức cao và đe dọa sẽ đanh thuế cả mặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô của khu vực đồng tiền chung.
Theo ông Yukio Ishizuki, Nhà chiến lược tiền tệ cao cấp tại Daiwa Securities, ‘đồng USD đã giảm đáng kể so với các đồng tiền đối thủ chính bao gồm cả đồng nhân dân tệ bởi căng thẳng thương mại đang tạm lắng. Mỹ và Liên minh châu Âu dường như đã tuyên bố ‘ngừng bắn’ và hy vọng rằng các cuộc đàm phán NAFTA với Trung Quốc cũng sẽ tích cực’.
(*) Đây là các ngân hàng có quy mô vốn hoặc số chi nhánh/phòng giao dịch nhiều nhất.
Sau khi tăng mạnh vào hôm qua, sáng nay, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh trở lại giá USD.
Khi thị trường ngoại tệ có thiếu hụt cục bộ về ngoại tệ và chịu áp lực từ yếu tố tâm lý, kỳ vọng, việc can thiệp ngoại tệ của NHNN đã bổ sung một lượng ngoại tệ nhất định cho thị trường, đại diện Ngân hàng Nhà nước nói.
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao 23,7%. Mặc dù vậy, nhà băng lại tỏ ra thận trọng với kế hoạch lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng chỉ gần 10%.
Thay vì gia tăng doanh thu, lợi nhuận, củng cố niềm tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu với các công ty bảo hiểm nhân thọ ở thời điểm này.
Những biến động về nhân sự cùng áp lực tài chính từ các khoản phải thu đang đặt TPS vào giai đoạn thử thách trong quá trình tái cấu trúc bộ máy điều hành.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Đối mặt nhiều thách thức, các doanh nghiệp nhà nước kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc về thể chế, vốn, hạ tầng và chuyển đổi số.
Novaland xác định việc tích hợp ESG vào chiến lược tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm, nâng năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, đóng góp vào định hướng phát triển quốc gia.
Gimo định vị mình là mô hình nền tảng phúc lợi toàn diện, hướng đến phục vụ 1 triệu người lao động có thu nhập vừa và thấp trong năm 2026.
Ngành nhựa dù chịu ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn nhưng vẫn nhìn ra được nhiều cơ hội từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước như VNPT, Petrovietnam, EVN… đã bắt đầu gặt hái những 'trái ngọt' đầu tiên nhờ triển khai chuyển đổi số hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng trên 8% của Việt Nam rất thách thức do các động lực đối diện nhiều rủi ro.
Năm 2024, ngân hàng OCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng gần 20% - mức đầu ngành ngân hàng. Một phần không nhỏ trong số này đã được nhà băng dồn vào lĩnh vực bất động sản.