Phát triển bền vững

Ứng dụng VECA với ước vọng trở thành hệ sinh thái thu gom, phân loại tài nguyên rác

Phạm Sơn Thứ ba, 16/11/2021 - 07:55

Phân loại rác thải tại nguồn, kết nối người tiêu dùng tới những người thu gom phế liệu, ve chai là mục tiêu hướng tới của ứng dụng VECA, một trong hai dự án giành giải nhất cuộc thi Thành phố không rác thải.

VECA không thu phí người dùng để xây dựng hệ sinh thái thu gom rác thải.

Ngày nay, nước uống đóng chai nhựa đã trở thành sản phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người do tính tiện lợi, bền, nhẹ, dễ mang theo cùng giá cả tương đối rẻ.

Những chai nước ấy, sau khi được sử dụng, có người lựa chọn giữ lại vỏ chai để đựng nước hoặc cắt ra, tái sử dụng thành những đồ dùng thủ công. Nhưng cũng nhiều người lựa chọn vứt chai nhựa đi, khiến chúng trở thành rác thải.

Rác thải nhựa này nếu được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách trở thành nguyên liệu đầu vào có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu bị đem đi đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường, trôi ra biển, chai nhựa trở thành mối nguy hại khó lường cho môi trường.

Không chỉ những chai nhựa mà nhiều đồ nhựa khác như cốc, thìa, vỏ hộp, túi ni lông… cũng có thể đem lại giá trị tái chế tương tự. Tuy nhiên, có một thực tế là Việt Nam là một trong 4 quốc gia thải nhiều rác nhựa ra đại dương nhất trên thế giới.

Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm do không tái chế rác thải nhựa, một con số đáng kể đối với quốc gia đang trên đà phát triển.

Ứng dụng thu gom rác thải

Trong bức tranh toàn cảnh về rác thải nhựa nói trên, có thể thấy người tiêu dùng đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc quyết định rác thải sẽ bị xả thải bừa bãi hay được thu gom, xử lý và tái chế đúng cách.

Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn đã hình thành thói quen phân loại rác thải, đặc biệt là rác nhựa, giấy và kim loại. Nhiều gia đình có thói quen lựa riêng những loại rác có khả năng tái chế rồi bán cho những người làm đồng nát, ve chai.

Nhiều ý kiến cho rằng, chính hoạt động của những người đồng nát, ve chai ấy là mô hình sơ khai của nền kinh tế tuần hoàn, vẫn âm thầm vận hành suốt hàng chục năm nay. “Nếu không có những người đồng nát, ve chai, rác thải có lẽ đã ngập đến cổ chứ không phải chỉ mới đến chân như hiện nay”, một chuyên gia ngành tái chế nhận định.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người dân giữ lại phế liệu nhưng mãi không gặp được người thu gom, cuối cùng lại phải vứt ra bãi rác. Còn có trường hợp thực hành phân loại rác thải tại nhà nhưng cuối cùng rác lại bị trộn lẫn trên xe rác.

Từ thực tế đó, ứng dụng VECA (viết tắt của từ Ve Chai) đã ra đời, với ý tưởng kết nối người mua với người bán ve chai, phế liệu, đồng thời kết nối người mua đồng nát, ve chai tới chủ vựa phế liệu. Thông qua sự kết nối thông suốt như vậy, phế liệu sẽ luôn được thu gom thay vì bị thải ra môi trường.

Ông Bùi Thế Bảo, nhà đồng sáng lập của VECA cho biết, ứng dụng này hoạt động tương tự như mô hình đặt xe công nghệ, theo đó người có phế liệu muốn bán sẽ đặt trên ứng dụng, người mua sẽ “nhận đơn hàng” đến tận nơi để thu gom.

Giá cả các loại phế liệu sẽ được hiển thị công khai trên ứng dụng, được điều chỉnh dựa trên giá thu mua của các vựa phế liệu, đồng nát, qua đó tạo ra được sự minh bạch.

Vừa qua, VECA đã tham dự và giành giải nhất cuộc thi Thành phố không rác thải, nằm trong sáng kiến Mạng lưới kinh tế tuần hoàn của tổ chức WasteAid, dưới sự tài trợ của tập đoàn bao bì Huhtamaki.

2 sáng kiến giảm thiểu rác thải tại TP.HCM nhận hỗ trợ từ WasteAid

Nhìn về phía trước

Ứng dụng VECA với ước vọng trở thành hệ sinh thái thu gom, phân loại tài nguyên rác 1
Ông Bùi Thế Bảo và bà Đỗ Thị Minh Trang, 2 nhà sáng lập của VECA.

Thông qua cuộc thi Thành phố không rác thải, ông Bảo cho biết đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ban tổ chức cũng như quỹ Vietnam Silicon Valey (VSV), từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm để định vị lại dự án, xác định đối tác, giá trị cốt lõi cũng như kể ra được câu chuyện của dự án một cách hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, trao đổi với TheLEADER, ông Bảo cho biết, là một dự án khởi nghiệp mới bắt đầu hoạt động, VECA vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó vấn đề lớn nhất là về tài chính cũng như nhân sự.

Gánh nặng tài chính đặc biệt là một bài toán khó khi VECA chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư, cũng như đang trong giai đoạn đầu tiên, VECA không tiến hành thu phí đối với người dùng, bao gồm cả người bán phế liệu, người thu gom cho tới chủ vựa ve chai.

Về vấn đề nhân sự, hiện nay VECA chủ yếu được vận hành bởi ông Bảo cùng một người cộng sự là bà Đỗ Thị Minh Trang, với chuyên môn chính là về chiến lược, marketing cũng như sự hiểu biết đối với thị trường ngành phế liệu. Dự án vẫn còn thiếu những nhân sự quản lý về công nghệ và quản lý tài chính, 2 chuyên môn vô cùng quan trọng đối với dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đứng trước những khó khăn như vậy, ông Bảo cho biết, VECA vẫn sẽ kiên trì mục tiêu trở thành một hệ sinh thái mang tính kết nối, một giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy tỷ lệ rác thải được thu gom và phân loại thay vì đổ bỏ ra môi trường.

VECA đặt mục tiêu trong 1 năm tới, ứng dụng sẽ được phủ khắp TP.HCM, giúp giảm được khoảng 3 – 5% lượng rác thải có giá trị bị thải bỏ ra môi trường. Về dài hạn, VECA tập trung phát triển ra các thành phố lớn, thành phố loại 1 trên khắp đất nước như Hà Nội, Đà Nẵng…

Bên cạnh đó, nâng cao quyền lợi và thu nhập của những người thu gom rác thải cũng là điều được dự án VECA hướng tới. Ông Bảo cho biết, mục tiêu của VECA là đảm bảo thu nhập của những người đồng nát, ve chai lên khoảng 500 nghìn đồng mỗi ngày mà không phải tồn công sức “đi rao ngoài đường”.

Nhà sáng lập VECA kỳ vọng, ứng dụng VECA có thể tạo ra một cuộc cách mạng về hình ảnh những người thu gom rác thải phi chính thức, trở nên chuyên nghiệp hơn, tương tự những gì đã xảy ra đối với người hành nghề xe ôm dưới sự xuất hiện của Uber, Grab.

Đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế được hưởng lợi từ chính sách EPR

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  59 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.