Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Biên bản ghi nhớ hợp tác này chính là cơ sở quan trọng giữa hai bên để tạo ra các cơ hội mới trong tương lai.
Ngày 24/11, tại thành phố Đài Nam (Đài Loan, Trung Quốc), Chính quyền thành phố Đài Nam tổ chức thành công chương trình kết nối kinh doanh Vietnam - Taiwan Business Matching 2017.
Chương trình được tổ chức với sự phối hợp của Chính quyền thành phố Đài Nam, Văn phòng quan hệ quốc tế và tin tức thành phố Đài Nam; Liên minh Hữu nghị Đài Loan và Hội sư tử Nhân Đức.
Chương trình thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp, Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) cùng 30 doanh nghiệp Việt Nam tham dự.
Đại diện VACD cho biết, với mục tiêu tìm hiểu khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội, đối tác hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), VACD cùng với lãnh đạo 30 doanh nghiệp đã có chương trình khảo sát và kết nối đầu tư Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) từ ngày 20 - 25/11/2017 tại Đài Loan.
Một trong những nội dung được các nhà đầu tư Đài Loan quan tâm là việc chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã hoàn thành đàm phán ký kết hàng loạt FTA lớn với EU, Liên minh kinh tế Á - Âu,... Từ tác động của các hiệp định này, môi trường đầu tư Việt Nam sẽ được cải thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, hàng hóa Việt có cơ hội xuất khẩu sang thị trường TPP, EU… Điều này không chỉ kích thích sản xuất và tiêu dùng trong nước mà còn mang lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư ngoại tham gia đầu tư vào Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn kết nối, TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội VACD cho biết, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật liên tục được cải thiện theo hướng hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư.
Cũng theo ông Tiến, Đài Loan là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm qua, cơ hội hợp tác kinh doanh đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam với Đài Loan nói chung và Đài Nam nói riêng là rất lớn. Lũy kế đến tháng 10/2017, Đài Loan có 2.531 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 30,7 tỷ USD. Đài Loan cũng là đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường khách du lịch lớn thứ 6 của Việt Nam.
Tổng thư ký văn phòng chính quyền thành phố Đài Nam Ngô Hân Thu cho biết, từ nền tảng nông nghiệp và cơ khí chế tạo, thành phố Đài Nam đang tập trung nâng cao khoa học kỹ thuật, ngày một xâm nhập sâu hơn vào việc đầu tư phát triển công nghệ cao, không khí xanh, chú trọng phát triển nguồn năng lượng xanh.
"Hiện Đài Nam đang trở thành nơi nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng xanh, xếp thứ 21 trên thế giới về phát triển công nghệ này. Chính quyền thành phố đang nỗ lực để nhanh chóng lọt top 7 thế giới về phát triển năng lượng xanh", ông Thu cho biết thêm.
Cũng theo ông Thu, Đài Nam muốn thu hút mạnh đầu tư, do vậy, thành phố đã thành lập văn phòng chuyên môn nhằm hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, khó khăn cho nhà đầu tư khi tìm hiểu cơ hội tại Đài Nam. Bên cạnh đó, thành phố cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ lớn cho nhà đầu tư liên quan đến thuế đất và các chi phí hỗ trợ khác...
Diễn đàn cũng tạo cơ hội kết nối cho các doanh nghiệp qua hỏi đáp và chương trình kết nối kinh doanh với các nhóm ngành: Cơ khí, công nghiệp, chế biến, chế tạo; Điện tử; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Nông nghiệp; Dược phẩm...
Đặc biệt, tại diễn đàn, Thị trưởng Thành phố Đài Nam Lý Mạnh Ngạn đã đại diện cho Hiệp hội Xúc tiến đầu tư Công nghiệp và thương mại Đài Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD). Biên bản ghi nhớ hợp tác này chính là cơ sở quan trọng giữa hai bên để tạo ra các cơ hội hợp tác mới trong tương lai.
Một số hình ảnh TheLEADER ghi nhận từ chương trình kết nối kinh doanh tại Đài Loan:
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.