Tài chính
Vai trò tiên phong của ngành ngân hàng trong thực hành ESG
Dù đã gặt hái thành công trong vai trò đi đầu về việc thực hành ESG thời gian qua, ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt.
“Ngành ngân hàng phải đi đầu và khẳng định vai trò dẫn dắt thực hành ESG bởi khả năng định hướng dòng vốn đầu tư," là khẳng định của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú.
Hiểu rõ được khả năng cũng như vai trò thiết yếu của mình, ông Tú nhấn mạnh việc các ngân hàng chủ động thực hành ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong khuôn khổ nội bộ và phát triển kinh doanh mang tới sự phát
triển bền vững cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cả về pháp lý cũng như yếu tố thị trường cần sự chung tay giải quyết của các cơ quan quản lý cũng nhưng toàn thể các thành viên tham gia để toàn nền kinh tế sớm đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, trong đó có yêu cầu về áp dụng các tiêu chí ESG.
Ngành ngân hàng tiên phong
Đối với ngành ngân hàng, việc tăng
cường áp dụng ESG đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải thực thi, tuân thủ và cập
nhật liên tục những thay đổi trong quy định và chính sách để thể hiện tốt trách
nhiệm với môi trường và xã hội, ông Tú nói tại hội thảo “ESG trong ngành ngân hàng: Thực thi để dẫn đầu” do Báo Đầu tư tổ chức mới đây.
Thêm vào đó, rủi ro về môi trường và xã hội không đứng độc lập mà liên đới tới các rủi ro của tổ chức tín dụng nên việc thực hành ESG sẽ giúp các tổ chức tín dụng cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận, tăng cơ hội mở rộng thị trường, tiếp nhận các dòng vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Thời gian qua, ngành ngân hàng đã tiên phong áp dụng các tiêu chuẩn ESG. Về phía cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đã sớm triển khai nhiều
giải pháp, định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo liên quan tới nội dung ESG trong hoạt
động ngân hàng.
"Kết quả triển khai hoạt động ESG được thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của ngành ngân hàng", bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chia sẻ.
Theo bà Giang, tính đến 30/9/2024, đã có 50 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt trên 665.000 tỷ đồng, tăng 7,11% so với cuối năm 2023, chiếm tỷ trọng trên 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo.
Các ngân hàng như Agribank, SHB hay Standard Chartered cũng chủ động trong đề ra chiến lược phát triển, mô hình hoạt động; hoàn thiện mô hình tổ chức; quản trị rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; chuyển đổi số cùng nhiều hoạt động khác.
Chia sẻ về quá trình đi tiên phong trong thực hành ESG, bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Giám đốc Ban quản lý Dự án quốc tế, Ngân hàng SHB cho biết, tỷ trọng dư nợ cấp tín dụng cho lĩnh vực xanh của SHB chiếm gần 10% tổng dư nợ (gần 50.000 tỷ đồng) và tham gia vào các dự án phát triển bền vững của các tổ chức phát triển quốc tế.
Bên cạnh đó, SHB áp dụng các biện pháp quản trị doanh nghiệp minh bạch và có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo tính bền vững trong mọi hoạt động của ngân hàng kết hợp đồng hành cùng chính sách quốc gia và các hoạt động an sinh xã hội.
Trong khi đó, là tổ chức có số lượng khách hàng nhận được nguồn vốn tín dụng xanh lớn nhất hệ thống, theo TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ, Phó trưởng Ban chỉ đạo ESG của Agribank cho biết, việc tích hợp tiêu chuẩn ESG trong chiến lược kinh doanh rất cần thiết.
Điều này thể hiện ở các yếu tố bao gồm giúp quản trị danh tiếng của ngân hàng, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, mở rộng thị trường và cơ hội kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Bà Hà cho biết, từ năm 2016, Agribank đã bắt đầu triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch, công nghệ cao” với quy mô vốn tối thiểu 50.000 tỷ đồng dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại.
Ở khối ngân hàng nước ngoài, bà Nguyễn Thúy Hạnh, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp và đầu tư - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho biết sẽ mở rộng quy mô và phạm vi của chương trình tài chính bền vững, với kế hoạch huy động 300 tỷ USD tài chính bền vững vào cuối thập kỷ này.
Standard Chartered đồng thời đã phát triển nhóm rộng hơn, gồm
các thành viên phụ trách tài chính bền vững, tài chính chuyển đổi, tư vấn,
hỗ trợ, tài chính tổng hợp, đa dạng sinh học và phát thải ròng bằng 0, cũng như
nhiều khía cạnh khác nhằm đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Vẫn tồn tại những “nút thắt”
Với những số liệu báo cáo tích cực, có thể thấy ngành ngân
hàng phần nào thành công trong vai trò đi đầu trong việc thực hành ESG trong suốt
những năm vừa qua. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều rủi ro, thách thức mà các tổ chức
nắm giữ “huyết mạch” nền kinh tế này còn phải đối mặt trong giai đoạn sắp tới.

Cũng tại hội thảo, bà Hà cho
biết, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế trước đây khi xếp hạng tín nhiệm
ngân hàng chỉ đánh giá về hoạt động kinh doanh nhưng hai
năm gần đây đã có đánh giá riêng, độc lập về
báo cáo phát triển bền vững.
"Nếu xếp hạng kinh doanh có tốt đến đâu nhưng ESG xếp hạng thấp thì ngân hàng sẽ bị kéo tụt kết quả xếp hạng tín nhiệm xuống", lãnh đạo Agribank nhấn mạnh.
Mặt khác, dù ghi nhận số liệu tích cực về lượng khách hàng tham gia các gói tín dụng xanh, theo đại diện của Agribank, việc triển khai cho vay tín dụng xanh còn nhiều thách thức khi những dự án xanh thường có thời hạn dài, nguồn vốn lớn trong khi rủi ro cao, nên quá trình thẩm định, cho vay phải rất kỹ lưỡng.
Do đó, “việc triển khai ESG trong ngành ngân hàng là một biện pháp tổng thể, không chỉ là cấp tín dụng mà quá trình đó cần nguồn vốn, con người, công nghệ", bà Hà nhận định.
Trong vai trò tổ chức tư vấn hàng đầu, có cơ hội làm việc trực tiếp với nhiều ngân hàng, bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch CTCP Tư vấn EY Việt Nam đồng quan điểm với những chia sẻ của các đại diện ngân hàng về những khó khăn trong câu chuyện cân đối nguồn vốn.
Theo đó, phân bổ cho vay tín dụng xanh trong toàn bộ nguồn vốn tín dụng cũng là một trong những khó khăn cho việc triển khai ESG trong ngành ngân hàng và rất khó có câu chuyện đến ngân hàng để vay với lãi suất rẻ hơn cho các dự án xanh, "chuyện này gần như là không có", bà Dương nhấn mạnh.
Trên thực tế, để có thể tiếp cận nguồn vốn xanh, bà Dương cho rằng ngoài việc "gắn mác xanh" cho dự án, doanh nghiệp và ngân hàng thì các chủ thể cần đi vào bản chất, nội hàm để giải quyết những vấn đề như phân bổ vốn, tính toán rủi ro.
Vẫn cần bàn tay can thiệp từ Nhà nước
Trên cơ sở những khó khăn, thách thức, đại diện các ngân hàng thương mại đã đề xuất nhiều giải pháp đến các bộ ngành để hỗ trợ ngành ngân hàng triển khai hiệu quả ESG.
Trong số bảy đề xuất của Agribank tại hội thảo, ngân hàng do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ này đề cập trực tiếp tới khả năng sử dụng các công cụ điều hành của Chính phủ.
Cụ thể, Agribank đề xuất Chính phủ có thể cân nhắc chính
sách ưu đãi về thuế, phí, cơ chế bảo hiểm, lãi suất, ưu tiên về "room tín
dụng", dự trữ bắt buộc để ngân hàng chủ động triển khai thực thi ESG hiệu
quả.
Đồng tình với Agribank, đại diện SHB cũng cho rằng, Chính phủ cần có các chính sách, chương trình hỗ trợ tài chính để khuyến khích tài chính xanh và các sản phẩm bền vững như các chương trình hỗ trợ tài chính như ưu đãi về thuế hoặc giảm phí đối với các dự án và sản phẩm tài chính xanh.
Một đề xuất khác của Agribank cũng đáng chú ý là việc Chính phủ có thể nghiên cứu mô hình của Barbados là “Hoán đổi nợ lấy khí hậu”, làm thay đổi sự hợp tác công - tư trong triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đây là một phương pháp tiếp cận sáng tạo nhằm khai thác tài chính tư nhân thông qua chuyển đổi nợ vì khí hậu. Cơ chế Chuyển đổi nợ vì biến đổi khí hậu là Chính phủ cần đàm phán với các chủ nợ quốc tế điều chỉnh lại các điều khoản thanh toán, thời gian trả nợ và lãi suất để tài trợ cho các dự án khí hậu thay vì dùng trả cho các chủ nợ.
Bên cạnh những cơ chế ưu đãi, khuyến khích, đại diện Agribank cũng kiến nghị Chính phủ xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu về môi trường của doanh nghiệp, đồng thời sớm ban hành bộ tiêu chí môi trường và các tiêu chí xác định đối với các dự án được cấp tín dụng xanh để các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong việc xác định các dự án.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng mong muốn Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính, có các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường carbon, kết hợp tuyên truyền, phổ biến về sự cần thiết phát triển bền vững, ngân hàng xanh.
Doanh nghiệp thực hành ESG: Đừng 'phông bạt' để báo cáo
Sổ tay ESG: Công cụ giúp doanh nghiệp hút vốn
Sổ tay ESG nhấn mạnh, tích hợp ESG trong các chiến lược và đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu từ các tổ chức tài chính quốc tế.
'Dầu bôi trơn' cho thực hành ESG trong doanh nghiệp
Người lao động thực hành ESG căn cứ vào cam kết của lãnh đạo và các giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị đối mặt thách thức từ ESG và AI
Có kiến thức về ESG, trí tuệ nhân tạo (AI) và làm thế nào áp dụng vào doanh nghiệp để đem lại lợi ích cho cổ đông đang trở thành thách thức đối với các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT).
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.