Vẫn chưa rõ ràng cách định giá đất theo nguyên tắc thị trường

An Chi Thứ hai, 15/05/2023 - 14:55

Có ý kiến cho rằng, phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa rõ ràng, chưa bảo đảm được thể chế đầy đủ, toàn diện, cần rà soát và hoàn thiện sâu sắc hơn để tiếp tục trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới.

Định giá đất là vấn đề phức tạp. Ảnh: Hoàng Anh

Tại chương trình Phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), vấn đề định giá đất theo giá thị trường tiếp tục nhận được sự quan tâm rất lớn của Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà trình bày tại tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo luật hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân.

Dự thảo luật đã làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các phương pháp định giá đất. Đồng thời, Luật Đất đai sửa đổi cũng đã bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.

Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, quy định tại Điều 154 về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường vẫn chưa rõ ràng, chưa bảo đảm thể chế đầy đủ, toàn diện yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW về có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đất đai là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

Theo báo cáo Thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị, bảng giá đất cần được quy định rõ ràng, cụ thể trong dự thảo luật về các phương pháp định giá đất và trường hợp áp dụng cụ thể để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong định giá đất. Có ý kiến đề nghị thu hẹp các phương pháp định giá đất, cân nhắc ưu tiên sử dụng phương pháp hệ số điều chỉnh.

Đối với quy định về tài chính về đất đai, giá đất, trong đó có các khoản thu ngân sách từ đất đai, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo về lộ trình rà soát, tổng kết thi hành các luật về thuế sử dụng đất để trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thể chế hóa đúng và đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và đồng bộ với quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bên cạnh đó, ông Thanh cũng đề nghị ban soạn thảo rà soát pháp luật có liên quan đến trình tự xác định giá đất cụ thể như: đấu thầu chọn tư vấn, thẩm định kết quả… để bảo đảm tính khả thi của quy định tại khoản 4 Điều 151 về ban hành quyết định giá đất trong thời gian không quá 180 ngày kể từ thời điểm xác định giá đất, đồng thời bảo đảm chất lượng của kết quả định giá đất; nghiên cứu bổ sung quy định về xử lý trong trường vi phạm.

Cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật, ban soạn thảo cần thể chế hóa một cách đầy đủ các quan điểm, nguyên tắc và nội dung trong Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương. 

Trong đó, một quan điểm rất quan trọng trong Nghị quyết 18-NQ/TW là “Đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa và hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế". Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, qua đối chiếu với 47 Điều và 16 Chương của dự thảo luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, việc thể chế hóa chủ trương này còn đang mờ nhạt, không có chương riêng cũng như các điều thể hiện một cách rõ ràng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị ban soạn thảo phối hợp cơ quan thẩm tra để nghiên cứu, thiết kế thêm một số điều hoặc có thể có chương riêng đề cập đến việc điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của các cấp, các ngành, xây dựng dữ liệu về đất đai, việc lượng hóa, hạch toán đầy đủ về đất đai. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là vấn đề lớn cần phải được thể chế hóa.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tiếp tục rà soát để hoàn thiện sâu sắc hơn một số nội dung của dự thảo luật. Đơn cử như nội dung về cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất; cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai, trong dự án luật này.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, trong dự án luật này có nhiều điều giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết hoặc là thực hiện theo quy định của Chính phủ, trong đó có nội dung rất quan trọng là vấn đề về tài chính đất đai, phương pháp, cách thức, trình tự, thủ tục tính giá đất. Nhấn mạnh đây là những vấn đề đại sự, người dân rất quan tâm, cần phải được luật hóa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị không nên chỉ quyết định một câu giao cho Chính phủ hướng dẫn mà đề nghị các cơ quan nghiên cứu nội dung lớn để đưa vào luật và làm rõ danh mục các văn bản dự kiến ban hành để hướng dẫn chi tiết.

Về vấn đề áp dụng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo báo cáo dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan đến hơn 100 dự án luật và liên quan trực tiếp đến khoảng 20 -22 luật. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát với những dự án luật đang sửa như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu... để đảm bảo tương thích.

Đối với các dự án luật khác liên quan, hiện có 2 phương án. Một là rà soát lại để đưa vào dự án luật này để sửa luôn. Hai là dùng một luật để sửa nhiều luật. Do đó, đề nghị cân nhắc phương án để sửa ngay trong Luật Đất đai để bảo đảm tính khả thi, để khi Luật được ban hành không phải chờ các luật khác và có thể vận hành ngay.

Về định giá, tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định sẽ tiếp thu đưa phương pháp, nguyên tắc định giá gắn với dữ liệu đất đai đầu vào.

Phó Thủ tướng cho biết: "Với tinh thần như Chủ tịch Quốc hội gợi ý là mỗi lần ban hành phải giải quyết trọn vẹn các mối quan hệ, chính vì vậy, ban soạn thảo mong muốn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Kinh tế và cơ quan trình dự án luật này cùng nhau nghiêm túc tiếp thu, tập trung từ nay đến tháng 10, nỗ lực, cố gắng để tiếp tục hoàn thiện".

Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai

Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai

Tiêu điểm -  2 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi các vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chưa được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ.
Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai

Doanh nghiệp loay hoay trong ma trận thủ tục pháp lý đất đai

Tiêu điểm -  2 năm
Theo nhiều chuyên gia, việc sửa đổi các vướng mắc pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chưa được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ.
Trả lại tiềm lực đất đai cho Mê Linh

Trả lại tiềm lực đất đai cho Mê Linh

Bất động sản -  1 năm

Đã đến lúc, các cơ quan quản lý nhà nước, UBND huyện Mê Linh và TP. Hà Nội cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý "cục máu đông" các dự án treo, gây lãng phí tiềm lực đất đai, bỏ phí nhiều cơ hội phát triển.

Luật Đất đai sửa đổi có phá được 'cục máu đông' giải phóng mặt bằng

Luật Đất đai sửa đổi có phá được 'cục máu đông' giải phóng mặt bằng

Bất động sản -  1 năm

Không ít dự án bất động sản trong suốt gần 10 năm qua vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng do những quy định bất cập của Luật Đất đai 2013, nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp tục ách tắc nếu không được tháo gỡ trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sắp tới.

Luật Đất đai sửa đổi: Cần xác định lại chủ thể quyền sở hữu, sử dụng đất?

Luật Đất đai sửa đổi: Cần xác định lại chủ thể quyền sở hữu, sử dụng đất?

Bất động sản -  1 năm

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa tường minh giữa các quy định về quyền sử dụng đất. Người dân phải được quyền mua bán, chuyển nhượng đất đai, chứ không phải là chuyển nhượng "quyền sử dụng".

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

109 dự án tại Thanh Hóa vi phạm luật đất đai

Tiêu điểm -  1 năm

Theo cơ quan chức năng sở tại, địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang ghi nhận 109 dự án vi phạm luật đất đai.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều