Tiêu điểm
VCCI kiến nghị nới điều kiện xuất khẩu gạo
Theo VCCI, nhiều điều kiện xuất khẩu gạo chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu số lượng lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng thâm nhập thị trường mới khó đáp ứng.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh, để có thể đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật về kho và cơ sở xay, xát thóc gạo, doanh nghiệp cần có chi phí đầu tư lớn, kể cả trong trường hợp đi thuê.
Những điều kiện như dung tích chứa gạo, công suất của máy xay xát, và nhiều yêu cầu khác chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo số lượng lớn, nhưng rất khó đáp ứng đối với doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng thâm nhập các thị trường mới.
Quan điểm này được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra trong góp ý về dự thảo sửa đổi Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
VCCI phân tích, nhiều doanh nghiệp rất năng động trong việc tìm kiếm các thị trường mới, như châu Âu, Canada, Trung Đông – những thị trường đòi hỏi số lượng gạo ít, nhưng chất lượng cao, quy cách bảo quản, đóng gói tốt, và có giá tốt.
Hơn nữa, khách hàng tại các thị trường này như các siêu thị, chuỗi của hàng, thường có nhu cầu tìm kiếm các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại nông sản cùng lúc, chứ không chỉ riêng mặt hàng gạo.
Tuy vậy, “các doanh nghiệp này vẫn không thể đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cao như trên, mà buộc phải uỷ thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đủ điều kiện”, VCCI cho biết.
Phí ủy thác xuất khẩu hiện khoảng 1 - 5 USD/tấn hàng, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đang có quyền cho thuê giấy chứng nhận để hưởng mức phí này.
“Vô hình trung, các quy định về điều kiện xuất khẩu gạo đang khiến hạt gạo của Việt Nam trở nên đắt hơn, khó xuất khẩu hơn”, VCCI nhấn mạnh.
Do đó, về lâu dài, VCCI đề nghị cần tiếp tục giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh xuất khẩu gạo, tiến tới tự do hoá thị trường.
Bên cạnh đó, tổ chức này cũng cho rằng, việc bảo đảm dự trữ gạo bắt buộc nên được thực hiện theo hình thức Nhà nước đặt hàng doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thay vì biện pháp hành chính như hiện nay.
Ngoài ra, VCCI đề xuất, để cải cách thủ tục hành chính, nên giao thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho UBND cấp tỉnh hoặc Sở Công thương; cũng như bỏ quy định về thời hạn của giấy chứng nhận này.
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới đây, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường đánh giá, bối cảnh hiện nay là cơ hội để Việt Nam tranh thủ xuất khẩu gạo. Việc đẩy mạnh xuất khẩu tại thời điểm này sẽ không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, do tình hình sản xuất trong nước năm nay tích cực.
Cuối tháng 7, Nga đã ra thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo cho đến cuối năm nay, để hỗ trợ thị trường nội địa, sau khi sản lượng lúa gạo của nước này năm ngoái sụt giảm hơn 1/5 so với năm 2021.
UAE cuối tháng trước cũng thông báo dừng xuất khẩu tất cả loại gạo trong 4 tháng, cấm tái xuất khẩu gạo được nhập khẩu từ Ấn Độ. Các doanh nghiệp trong nước muốn xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sẽ phải xin giấy phép có hiệu lực trong 30 ngày từ Bộ Kinh tế.
Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – mới đây đã cấm xuất khẩu cám gạo tách dầu, sau khi cấm xuất khẩu gạo trắng vào giữa năm ngoái.
‘Đẩy mạnh xuất khẩu gạo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực’
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đề nghị có chính sách ưu đãi để vay vốn dài hạn
Hiện chưa có nhiều doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung – dài hạn. Tập đoàn Tân Long, đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đề nghị có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị.
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tận dụng thời cơ từ El Nino
Gạo là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng 35% trong nửa đầu năm nay, chỉ đứng sau rau quả.
Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm xuất khẩu gạo 44% vào năm 2030
Ngày 25/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Đáng chú ý, chiến lược này đặt mục tiêu giảm 44% khối lượng xuất khẩu gạo đến năm 2030.
Doanh nghiệp không đủ gạo chất lượng cao để xuất khẩu
Thị trường thuận lợi, xuất khẩu gạo những tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng, song doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như tính minh bạch, bền vững để tận dụng cơ hội.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.