Để doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt các chuyển đổi lớn
Doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh về nguồn lực, thị trường, thương hiệu nhưng lại không dám đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm vì thiếu cơ chế, sợ trách nhiệm.
Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số luôn phải được song hành bởi thực chất hai xu thế lớn này hướng đến một mục tiêu chung là tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.
Vài năm trở lại đây, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông ứng dụng hệ thống thông minh tạo ra hình chiếu của sản phẩm vật lý lên không gian số. Từ đó, các ý tưởng mới sẽ được triển khai và thử nghiệm trên máy tính, giúp xác định ưu, khuyết điểm và đưa ra quyết định.
Giải pháp công nghệ này không chỉ giúp thúc đẩy sáng tạo, giảm thời gian nghiên cứu cho Bóng đén phích nước Rạng Đông mà còn giúp doanh nghiệp này tiết kiệm lượng nguyên vật liệu lớn dùng vào việc thử nghiệm.
Hay như tại Nestlé Việt Nam, khâu logistics được quản lý bằng hệ thống kho và vận chuyển thông minh, từ đó tối ưu hóa các hoạt động thông qua ghép đơn hàng, giảm quãng đường di chuyển.
Đây là giải pháp quan trọng giúp Nestlé Việt Nam thực hiện mục tiêu “netzero” vào năm 2050 thông qua kiểm soát khí thải nhà kính ở phạm vi số 3 (phát thải gián tiếp từ sản phẩm và chuỗi cung ứng), chiếm đến 95% tổng cơ cấu phát thải của doanh nghiệp này.
Ở Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Nestlé Việt Nam và nhiều doanh nghiệp khác, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh được tiến hành song song, cùng hướng đến một mục tiêu chung là tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, giảm thất thoát, lãng phí, từ đó giảm chi phí, tăng lợi nhuận và củng cố tính bền vững.
Vì sao không “chuyển đổi đơn”
Giữa thế kỷ XIX, nhà kinh tế học William Stanley Jevons đã đưa ra một nghịch lý, về sau được đặt bằng chính tên của ông. Nội dung nghịch lý này chỉ ra, những phát kiến công nghệ giúp tiết kiệm, giảm tiêu hao tài nguyên dẫn tới tăng mạnh quá trình khai thác và tiêu thụ.
Gần hai thế kỷ đã trôi qua, thực tế chứng minh nhận định của nghịch lý Jevons là hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, giảm tiêu hao tài nguyên giúp giá bán sản phẩm giảm đi và nhu cầu sử dụng tăng cao theo nguyên lý thị trường. Đó là nguyên nhân khiến cho quá trình tiêu thụ và khai thác tăng mạnh.
Nghịch lý này chỉ ra mặt trái khi chuyển đổi số nhưng không tính đến các giải pháp chuyển đổi xanh. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chuyển đổi số không tự mang tính bền vững như công chúng lầm tưởng, vẫn có thể gây ra thất thoát tài nguyên, tăng cường phát thải nếu công nghệ số chỉ được ứng dụng với mục tiêu lợi nhuận.
Không chỉ là tăng mức tiêu thụ như lý giải của nghịch lý Jevons, sự thiếu bền vững của chuyển đổi số còn thể hiện ra ở mức phát thải carbon dùng cho vận hành, lưu trữ hệ thống hay lượng rác thải điện tử ngày càng tăng cao.
Ngược lại, các hoạt động hướng đến phát triển bền vững, hay chuyển đổi xanh, khó tạo ra hiệu quả đáng kể nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía công nghệ. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, sở hữu chuỗi cung ứng phức tạp và đội ngũ nhân sự đồ sộ. Bởi, các giải pháp phát triển bền vững cần được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống của doanh nghiệp.
Ngoài ra, ở một số công đoạn, thay đổi công nghệ là bắt buộc để giảm thiểu phát thải, chẳng hạn các ngành công nghiệp sử dụng lò đốt như dệt may, luyện kim. Khi chuyển sang dùng lò nung điện hay lò nung tái sử dụng nhiệt, doanh nghiệp cũng cần có giải pháp giám sát tiêu hao năng lượng bằng ứng dụng số để kịp thời điều chỉnh.
Hoặc như đối với quản trị (yếu tố G trong ESG), có thể sẽ không phức tạp với bộ máy khoảng vài chục nhân sự. Tuy nhiên, khi đội ngũ lên đến vài trăm hoặc vài ngàn người, đảm bảo cho tất cả các nhân sự đều được đảm bảo phúc lợi, quyền giám sát, quyền nêu ý kiến là rất khó nếu không có ứng dụng công nghệ số.
Bên cạnh đó, thiếu vắng vai trò của chuyển đổi số, doanh nghiệp khó có thể đánh giá tác động của một số giải pháp bền vững. Như vậy, các giải pháp được triển khai xuất phát hoàn toàn từ suy nghĩ chủ quan của nhà quản trị, có thể không có giá trị, thậm chí là tác động xấu tới môi trường, xã hội khi triển khai thực tiễn.
Ngược lại, như các ví dụ ở đầu bài viết, chuyển đổi số tích hợp chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn hơn về những giải pháp đang triển khai, từ đó cộng hưởng hiệu quả của hai chiến lược chuyển đổi. Đó là cách doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng uy tín và thương hiệu nhưng cũng đóng góp tích cực vào phát triển bền vững.
Doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh về nguồn lực, thị trường, thương hiệu nhưng lại không dám đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm vì thiếu cơ chế, sợ trách nhiệm.
Chuyển đổ số đòi hỏi ngân hàng phải liên tục thay đổi, nâng cấp và phát triển ứng dụng để đáp ứng xu hướng mới, tạo sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu dịch vụ mới của khách hàng.
Chuyên gia FPT Digital tin rằng, năng lượng xanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đạt mục tiêu kép, vừa nâng tầm năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn của các bên liên quan đối với doanh nghiệp sản xuất.
SHB giới thiệu “Dịch vụ thu hộ qua tài khoản định danh SLINK” – một trong hai giải pháp được vinh danh tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024 tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.