Để doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt các chuyển đổi lớn

Phạm Sơn Thứ năm, 30/05/2024 - 10:59

Doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh về nguồn lực, thị trường, thương hiệu nhưng lại không dám đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm vì thiếu cơ chế, sợ trách nhiệm.

Doanh nghiệp nhà nước cần tận dụng thế mạnh để dẫn dắt cuộc đua chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Ảnh: Hoàng Anh.

Kinh tế xanh, kinh tế số, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn hứa hẹn sẽ trở thành những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Tuy nhiên, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn chưa thực sự cao trong các lĩnh vực này. Một số lĩnh vực dù được xếp hạng khá trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn còn cách rất xa các quốc gia phát triển.

Lý giải cho thực trạng này, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Sáng lập viên Think Future Consultancy, cho biết, các lĩnh vực mới có thể đòi hỏi chi phí đầu tư cho nghiên cứu lớn nhưng chưa chắc đã đi đúng hướng. Có khi chỉ 10 – 15% nghiên cứu thực sự có hiệu quả ứng dụng thực tiễn.

Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp tư nhân đang bị kiệt quệ về nguồn lực nên sẽ lựa chọn đường đi “ăn chắc mặc bền”, ít dám mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực mới. Còn doanh nghiệp nhà nước, dù có nguồn lực nhưng lại “không dám đầu tư”.

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhìn nhận, doanh nghiệp nhà nước vẫn đang được quản lý theo cơ chế cũ, làm hạn chế khả năng tự do hành động, đưa ra quyết định, khả năng sáng tạo.

Ông Cường cho biết, doanh nghiệp nhà nước làm gì cũng phải xin, phải lập kế hoạch, trải qua nhiều thủ tục, trong khi doanh nghiệp tư nhân linh hoạt hơn rất nhiều. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước, sử dụng vốn nhà nước, rất e ngại vấn đề làm thất thoát ngân sách do đầu tư không hiệu quả.

“Đầu tư 10 lần lãi thì chẳng sao, hoặc được khen thưởng nhưng một lần thất bại là phải sẵn sàng chịu trách nhiệm rồi”, ông Cường giải thích về việc doanh nghiệp nhà nước không dám mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực mới.

Thay đổi từ cơ chế

Thực tế, doanh nghiệp nhà nước chịu sự kiểm soát có phần chặt chẽ hơn khối tư nhân bởi nhóm doanh nghiệp này, bên cạnh mục tiêu kinh tế còn phải thực hiện nhiệm vụ mang tính chính trị.

Chẳng hạn, các ngân hàng quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa, hay các doanh nghiệp viễn thông là then chốt trong công tác phủ sóng viễn thông, chuyển đổi số toàn quốc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách quản lý sát sao theo từng hành vi, hành động của doanh nghiệp đã không còn hợp lý. Tại Chương trình đối thoại Bệ đỡ cho các động lực tăng trưởng, ông Cường đề xuất, cần thay đổi cơ chế quản lý theo cách đặt ra kế hoạch, mục tiêu, chiến lược.

Doanh nghiệp nhà nước được quyền tự chủ trong một số hành động, miễn là đạt được mục tiêu được đề ra, thay vì để Nhà nước cầm tay chỉ việc cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần cơ chế nhằm trao quyền cho các cán bộ quản lý trong việc vận dụng quy định pháp luật nhằm đem lại kết quả tốt cho nền kinh tế, xã hội, đi kèm với chính sách bảo vệ người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Thực tế, những cơ chế đặc thù cho phép người quản lý ra quyết sách kịp thời là rất quan trọng, điển hình như Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội tán thành việc Chính phủ chủ động, linh hoạt các giải pháp chống dịch Covid-19.

Nhờ đó, các giải pháp như giãn cách xã hội, huy động quân đội chống dịch được triển khai kịp thời, góp phần hạn chế hậu quả do Covid-19 gây ra.

Theo ông Cường, hiện nay, các địa phương khi xin cơ chế đặc thù cũng đặt vấn đề về đầu tư mạo hiểm. Đây là tín hiệu cho tư duy mới trong quản lý, điều hành để khơi dậy năng lực tự chủ, tinh thần sáng tạo để khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước.

Đồng quan điểm, theo vị chuyên gia của Think Future Consultancy, Nhà nước có thể quản lý doanh nghiệp khu vực công thông qua các KPI cụ thể như tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả nghiên cứu phát triển, bên cạnh cơ chế thưởng phạt rõ ràng để tạo luồng sinh khí mới cho doanh nghiệp nhà nước.

Mặt khác, giao cho doanh nghiệp nhà nước những nhiệm vụ cụ thể. Chẳng hạn như hiện nay đã có ba dự án đường sắt đô thị, theo ông Linh, có thể đặt mục tiêu cho doanh nghiệp nhà nước phải tự triển khai được dự án thứ tư, thay vì đến dự án thứ 10 vẫn phải xin vốn ngân sách, vay vốn ODA.

“Nếu doanh nghiệp nhà nước không làm được thì mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân làm”, ông Linh thẳng thắn.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  7 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng

Tiêu điểm -  8 tháng

Gần đây thị trường vàng thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, giá vàng trong nước biến động mạnh, ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước cần tái cấu trúc quản trị

Doanh nghiệp nhà nước cần tái cấu trúc quản trị

Tiêu điểm -  8 tháng

Thủ tướng nhấn mạnh doanh nghiệp nhà nước cần tái cấu trúc quản trị gồm bộ máy hoạt động, lực lượng lao động, nguồn vốn; tạo chuỗi giá trị và liên kết với các tập đoàn nước ngoài, tư nhân để tạo chuỗi giá trị, không làm ăn riêng lẻ trong bối cảnh hiện nay

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong các ngành mới nổi

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong các ngành mới nổi

Tiêu điểm -  1 năm

Doanh nghiệp nhà nước cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung cho chuyển đổi số, chuyển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  11 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  15 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  15 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều