'Báo động đỏ' ngành xi măng
Thừa công suất, thiếu đầu ra, chi phí sản xuất tăng cao, đang đẩy ngành xi măng vào thế nguy cấp, thậm chí rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến an ninh vật liệu xây dựng.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Vicem Hà Tiên liên tiếp kiến nghị nhiều địa phương có biện pháp đảm bảo minh bạch, tránh nhầm lẫn cho khách hàng sử dụng sản phẩm xi măng của công ty.
Theo Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (Vicem Hà Tiên), trong bối cảnh các hồ sơ kỹ thuật thiết kế dự án trọng điểm tại một số địa phương yêu cầu sử dụng xi măng là “Hà Tiên” thay vì “Vicem Hà Tiên” – thương hiệu chính thức của công ty từ năm 2009 sau khi sáp nhập Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2, một số thương hiệu xi măng giá rẻ, kém chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ đã lợi dụng sự không rõ ràng này để thâm nhập vào dự án/công trình, gây tác động đồng thời đến uy tín nhà thầu, chủ đầu tư và chất lượng công trình.
Tình trạng này đã lan rộng tại các tỉnh thuộc địa bàn tiêu thụ của xi măng Vicem Hà Tiên, đặc biệt là một số tỉnh như Bình Phước, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long... và mới nhất là tỉnh Ninh Thuận.
Ít ngày trước, Vicem Hà Tiên thông tin tới Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận nhằm tái khẳng định tên thương hiệu xi măng sở hữu cũng như cảnh báo nhầm lẫn tên gọi của các nhãn hiệu xi măng khác với Vicem Hà Tiên.
Thậm chí, Vicem Hà Tiên, đơn vị chủ lực của Tổng công ty Xi măng Việt Nam - VICEM với vai trò doanh nghiệp sản xuất hàng đầu khu vực phía Nam, đề xuất làm việc với cơ quan chức năng tỉnh để báo cáo những công việc trọng tâm về thương hiệu Vicem Hà Tiên.
Trước kiến nghị của doanh nghiệp, Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận đã thông tin đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn về tên gọi chính thức, thương hiệu của Vicem Hà Tiên với biểu tượng “Kỳ lân xanh”.
Đồng thời, cơ quan chức năng đề nghị các doanh nghiệp, chủ đầu tư lựa chọn sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo chất lượng theo quy định, có giấy chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kèm theo mẫu dấu hợp quy.
Trước đó, từ năm 2023 tới nay, 10 địa phương khu vực phía Nam lần lượt xuất hiện tình trạng một số nhà sản xuất, cung cấp xi măng phản ánh về nhầm lẫn trong sử dụng xi măng mang thương hiệu chung “Hà Tiên”, điển hình như Xi măng Hà Tiên, Xi măng Hà Tiên Kiên Giang…
Qua đó, nhiều cơ quan sở xây dựng đề nghị các chủ đầu tư, đơn vị thi công xác định rõ chủng loại, thương hiệu xi măng sử dụng cho các dự án, nhằm minh bạch thị trường cũng như đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng đầu vào.
Đáng chú ý, các thông tin mang tính “cảnh báo” về tình trạng nhầm lẫn trong lựa chọn và sử dụng xi măng mang thương hiệu “Hà Tiên” tỏ ra dày đặc trong mùa cao điểm xây dựng, khi cơ quan chức năng An Giang, Bạc Liêu, Bình Phước, Đồng Tháp, Sóc Trăng đồng loạt lên tiếng chỉ trong thời gian ngắn.
Trao đổi với TheLEADER về thực trạng và đối sách ứng phó cũng như quản trị rủi ro (có thể xảy đến trong tương lai), Vicem Hà Tiên khẳng định việc nhầm lẫn thương hiệu “Xi măng Hà Tiên” đã diễn ra suốt 5 năm gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bất chấp việc đã thực hiện đăng ký bảo hộ bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ đã được các cơ quan công nhận cũng như tập trung truyền thông, quảng bá để tăng tính phổ biến và nhận diện cho thương hiệu Vicem Hà Tiên trên thị trường, Vicem Hà Tiên vẫn trở thành “nạn nhân” của tình trạng nhầm lẫn nêu trên.
Nói rõ hơn về tình trạng trên, đại diện lãnh đạo Vicem Hà Tiên cho biết, đã tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng là chủ nhà, nhà thầu về các sản phẩm “xi măng Hà Tiên” kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu thi công như: xi măng bị vón cục, độ kết dính kém; bê tông chậm đông cứng, kết cấu yếu; bề mặt bê tông dễ bong, rỗ, nứt gãy… làm chậm trễ tiến độ thi công và phát sinh chi phí sửa chữa.
Kết quả kiểm tra trực tiếp công trình cho thấy, xi măng được chủ nhà, nhà thầu sử dụng không phải là sản phẩm của Vicem Hà Tiên mà là sản phẩm của các nhà sản xuất xi măng khác với thiết kế vỏ bao có gắn chữ “Hà Tiên” gây nhầm lẫn với các sản phẩm chính hãng đến từ thương hiệu “Vicem Hà Tiên", lãnh đạo Vicem Hà Tiên khẳng định.
Đây là một điển hình cho diễn biến đang xảy ra trên diện rộng xoay quanh vấn đề nhận diện/nhầm lẫn thương hiệu xi măng Hà Tiên nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng.
Dẫu vậy, một thực tế là, giải pháp hiện tại (và duy nhất) của Vicem Hà Tiên suốt thời gian qua vẫn dừng ở việc gửi thông tin mang tính “cầu cứu” sở ngành địa phương nhằm cảnh báo tới các chủ thể/pháp nhân khác về tình trạng và hệ quả của việc nhầm lẫn thương hiệu xi măng Hà Tiên (nếu được chỉ định sử dụng).
Ở chiều ngược lại, những địa phương tiếp nhận thông điệp của doanh nghiệp cũng chỉ “chuyển tiếp” các thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp/chủ đầu tư trên địa bàn, theo đúng chức năng nhiệm vụ.
Trao đổi với TheLEADER, như một động thái tự bảo vệ mạnh mẽ hơn, Vicem Hà Tiên cho biết sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để xử lý tình trạng các doanh nghiệp tìm cách sử dụng các dấu hiệu “Hà Tiên” và biểu tượng “Kỳ Lân” có trong nhãn hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ của Vicem Hà Tiên để sản xuất, kinh doanh xi măng trên thị trường.
Xi măng
Vicem Hà Tiên (trước đây là Hà Tiên 1 và Hà Tiên 2) thành lập năm 1964, là
thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM). Với hơn 60 năm phát triển,
Vicem Hà Tiên với biểu tượng Kỳ Lân Xanh được định vị là nhà sản xuất xi măng
uy tín, lâu đời; giữ vững thị phần đứng đầu khu vực phía Nam.
Vicem Hà
Tiên cho biết đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với logo Vicem Hà Tiên (giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu số 413802) và biểu tượng Kỳ Lân Xanh (giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu số 91908). Ngoài ra, doanh nghiệp có đăng ký quyền tác giả đối với
bộ vỏ bao xi măng (các sản phẩm xi măng của thương hiệu Vicem Hà Tiên).
Sản phẩm của
Vicem Hà Tiên hiện có mặt tại hầu hết các phân khúc công trình từ dân dụng đến
trọng điểm quốc gia như: Sân bay quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 - Sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, cầu Mỹ Thuận 2, các tuyến cao tốc phía Đông...
Thừa công suất, thiếu đầu ra, chi phí sản xuất tăng cao, đang đẩy ngành xi măng vào thế nguy cấp, thậm chí rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài, ảnh hưởng đến an ninh vật liệu xây dựng.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Trong năm 2022, lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được cấp tăng 12,6%, thể hiện sự cải thiện cả về chất và về lượng của hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ trong nước.
Doanh nghiệp đồ gỗ và nội thất kỳ vọng mức thuế có thể giảm xuống đáng kể sau đàm phán.
Khoản tài trợ 15 triệu USD từ ngân hàng của Hà Lan sẽ được đầu tư xây dựng nhà máy Phúc Sinh Đắk Nông, thúc đẩy nông nghiệp bền vững.
Thị trường chứng khoán Việt Nam lao dốc gần 90 điểm khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới vượt xa so với dự báo.
Thay đổi lãnh đạo, không vay nợ, đổi mới đội tàu, công ty từng nổi danh là những "thủy thủ Vosco" đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Giá vàng liên tục lập đỉnh khiến nhà đầu tư phân vân không biết nên tiếp tục “rót tiền” hay chốt lời, còn doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng chưa chắc đã hưởng lợi.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Keppel trong việc phát triển hệ sinh thái tiện ích tại các dự án bất động sản của Keppel tại Việt Nam, khởi đầu với dự án Celesta City tại Nam Sài Gòn.
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Đột phá công nghệ, cách mạng hóa sản xuất linh kiện ô tô và điện tử qua vật liệu tiên tiến, tự động hóa thông minh và chuỗi cung ứng bền vững.
Tổng lượng phát thải đã trung hòa được tại Công ty cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên là hơn 38 triệu tấn CO2. Nhiều năm qua, Tập đoàn TH là doanh nghiệp tự nguyện, tiên phong trung hòa carbon tại Việt Nam.
Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển.
Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức sẽ được chuyển tài liệu vụ việc đến Bộ Công an do có dấu hiệu vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.
NCB ghi nhận lợi nhuận dương trong quý I/2025 với các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt.