Tiêu điểm
Việt Nam chiếm một nửa trong 10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á
Báo cáo 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy nhiều thông tin đáng khích lệ cho các công ty thương mại điện tử nội địa khi thị trường đang tiến vào tháng cao điểm mua sắm cuối năm.
Báo cáo do iPrice Group thực hiện tổng kết ra 10 sàn thương mại điện tử có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á. Kết quả cho thấy đến hết một nửa trong số này chính là các công ty nội địa của Việt Nam, lần lượt là các tên tuổi: Tiki, Sendo, Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop.
Ngoài các công ty Việt Nam, 5 cái tên còn lại gồm: Lazada, Shopee cùng 3 startup "kỳ lân" từ Indonesia là Tokopedia, Bukalapak và Blibli.
Tuy đang xếp ở nửa dưới của top 10, nhưng chỉ riêng việc các công ty Việt Nam chiếm đa số trong top 10 đã đủ minh chứng cho tiềm năng của các công ty nội địa lẫn kích cỡ của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Google vào năm 2018 đã dự báo thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 sẽ đạt mức tăng trưởng 43% - cao nhất khu vực.
Báo cáo của iPrice Group đặc biệt nêu bật hai cái tên: Tiki và Sendo.
Trong đó, báo cáo này chỉ ra rằng lưu lượng truy cập vào website của Tiki đã tăng đến 69% chỉ trong vòng một năm để từ gần 20 triệu lượt truy cập / tháng tăng lên đến 33,7 triệu – xếp thứ 6 Đông Nam Á. Tính riêng thị trường trong nước, Tiki cũng nhảy từ vị trí thứ tư toàn quốc lên top 2 về lượng truy cập, xếp trên Lazada Việt Nam.
Về phương diện hoạt động kinh doanh, Tiki gần đây cũng liên tục có những bước đi táo bạo. Có thể kể đến như phi vụ thâu tóm Ticketbox - nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến, cùng với hoạt động tài trợ cho những sản phẩm nghệ thuật thông qua dự án "Tiki đi cùng sao Việt". Cả hai bước phát triển này đều cho thấy Tiki đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh phân khúc khách hàng trẻ.
Những bước tiến bộ vượt bậc đó đến không lâu sau khi sàn thương mại điện tử này hoàn tất vòng gọi vốn C và nhận 44 triệu USD tiền đầu tư từ JD.com vào tháng 1/2018. Còn hiện tại, Tiki đang trong quá trình kêu gọi vốn vòng D. Chia sẻ với báo giới vào tháng 5, ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Giám đốc tài chính và phát triển của Tiki cho biết, mục tiêu của công ty là gọi 50 - 100 triệu USD từ các quỹ đầu tư chiến lược hay nhóm nhà đầu tư tài chính.

Còn đối với sàn thương mại điện tử Sendo thì những tín hiện phát triển mạnh của họ mới bắt đầu xuất hiện gần đây, đặc biệt là trong quý 2 năm nay khi lượng truy cập website của Sendo tăng 10%. Trong bối cảnh mà các công ty đối thủ trong top đầu bao gồm Tiki, Lazada Việt Nam và Shopee Việt Nam đều có sự suy giảm về lượng truy cập trong quý 2 thì Sendo nghiễm nhiên trở thành một cái tên nổi bật.
Sàn thương mại điện tử này đạt hơn 28 triệu lượt truy cập website hàng tháng trong quý 2 và lần đầu tiên có mặt trong top 4 toàn quốc. Sendo nay cũng chỉ còn kém Lazada Việt Nam gần 300.000 lượt truy cập / tháng. Còn nhớ cách đây chỉ mới một năm thì khoảng cách này từng lên đến 16 triệu lượt / tháng.
Trong khi Tiki tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thì Sendo vẫn đang trung thành với phân khúc khách hàng tỉnh lẻ của mình. Hiện tại, theo thông tin do Sendo cung cấp, có 2/3 lượng khách hàng của sàn đến từ các khu vực thành phố cấp 2 và xa hơn.
Các chiến lược đang giúp Sendo tiến vào thị trường tỉnh lẻ bao gồm tập trung phát triển lực lượng người bán là doanh nghiệp vừa và nhỏ với khả năng cung ứng hàng hóa đa dạng đồng thời đẩy mạnh ứng dụng di động nhằm tận dụng thói quen sử dụng smartphone của khách hàng thuộc phân khúc này.
Ba công ty còn lại của Việt Nam trong top 10 đều là các website chuyên kinh doanh hàng điện máy. Trong đó, đây là lần đầu tiên Điện Máy Xanh và FPT Shop lọt vào top 10 Đông Nam Á trên bảng xếp hạng của iPrice Group.
Nhu cầu mua sắm trên web vẫn đang tăng trưởng tốt

Báo cáo của iPrice Group cũng đồng thời chỉ ra rằng so với cùng kỳ năm trước, lưu lượng truy cập vào top 10 website thương mại điện tử tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm tăng 11%. Số liệu này cho thấy website vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho thương mại điện tử tại Việt Nam, mặc dù có sự cạnh tranh đáng kể từ các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng di động.
Việt Nam cũng là một trong hai nước (cùng với Indonesia) có sự tăng trưởng về lượng truy cập website thương mại điện tử, trong khi bốn quốc gia còn lại là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines đều cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về mảng này.
Nhận xét về kết quả này, đại diện iPrice Group cho biết một phần nguyên nhân là do thị trường thương mại điện tử Việt Nam đangcó tính cạnh tranh cao. Việt Nam có nhiều công ty thương mại điện tử top đầu có tiềm lực tài chính mạnh và giữ khoảng cách không quá xa nhau.
Tính cạnhtranh này thúc đẩy các công ty tiếp tục giữ vững hoạt động đa kênh, bao gồmkênh website, để tiếp cận khách hàng liên tục. Trong khi tại các quốc gia như Singapore, Philippines và Malaysia, cuộc cạnh tranh gần như chỉ là giữa Lazadavà Shopee.
beExpress giúp doanh nghiệp thương mại điện tử giải bài toán giao hàng
Appota gia nhập thị trường thương mại điện tử
Appota Group, doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam đã chính thức gia nhập hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Mức chi tiêu của người Việt cho thương mại điện tử tăng nhanh nhất khu vực
Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ 45 – 60% người tiêu dùng chấp nhận mua hàng online.
Startup Việt bay trên đôi cánh thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội cho các startup Việt Nam đưa sản phẩm ra thế giới, thậm chí trước cả khi các khách nội địa biết đến họ. Bằng cách này, nhiều startup đã ghi nhận tăng trưởng gấp 2-3 lần chỉ trong một thời gian ngắn.
Lazada hụt hơi trong cuộc đua thương mại điện tử với Tiki, Shopee
Quý 2 năm 2019 ghi nhận nhu cầu mua sắm thương mại điện tử toàn quốc giảm nhẹ so với quý 1. Lazada tiếp tục hụt hơi so với Shopee và Tiki, trong khi Sendo đạt bước tiến lớn khi lần đầu tiên có mặt trong top 4 Bản đồ Thương mại Điện tử.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.