Khởi nghiệp
Startup Việt bay trên đôi cánh thương mại điện tử
Thương mại điện tử đang mở ra cơ hội cho các startup Việt Nam đưa sản phẩm ra thế giới, thậm chí trước cả khi các khách nội địa biết đến họ. Bằng cách này, nhiều startup đã ghi nhận tăng trưởng gấp 2-3 lần chỉ trong một thời gian ngắn.
Nền tảng cho startup Việt cất cánh
Ngày này, người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các ứng dụng giao nhận thức ăn, đặt xe, hay đặt và cho thuê phòng ốc, căn hộ. Mới xuất hiện chưa đầy 1 thập kỷ, những ứng dụng trên đã phát triển theo cách mà không một doanh nghiệp nào có thể bắt kịp.
Nhờ hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ mà các công ty này không cần phải sở hữu một đội ngũ hàng chục ngàn chiếc taxi "xịn" và tài xế dày dặn kinh nghiệm, hay một mạng lưới hàng trăm ngàn khách sạn đạt chuẩn chất lượng và dịch vụ.
Thay vì cố gắng xây dựng một đội xe hay sở hữu từng khách sạn như mô hình kinh doanh truyền thống, các đơn vị này chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất. Đó là mở rộng và kết nối các nguồn lực lại với nhau. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, người dùng chỉ cần một ứng dụng trên di động là có thể tìm xe, đặt phòng, mua vé máy bay, xem phim, tìm địa điểm ăn uống, tour du lịch ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Theo thống kê của hãng kiểm toán KPMG, mô hình kinh doanh trên đã mang về tổng doanh thu lên tới 7,18 nghìn tỷ USD trong năm 2018 cho các "siêu doanh nghiệp kết nối" nổi tiếng trên thế giới. Sự chuyển đổi nhanh chóng của hành vi khách hàng và công nghệ kỹ thuật số đã làm thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh truyền thống.
Như Amazon là một ví dụ. Dịch vụ bán hàng trên Amazon giúp các doanh nghiệp trên toàn thế giới phát triển kinh doanh toàn cầu, tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng của Amazon trên khắp thế giới và xây dựng hương hiệu quốc tế.
Điều này cũng giúp cho nhiều doanh nghiệp trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có cơ hội mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế. Chỉ cần vài cú nhấp chuột, người mua có thể "rinh" hàng ngay tại cửa, còn người bán có thể xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiếp cận những cơ hội có một không hai
Hân Nguyễn - nhà sáng lập Andre Gift Shop, một startup nhỏ kinh doanh bán đồ lưu niệm, hàng thủ công online. Luôn ấp ủ ước mơ đưa hàng Việt ra nước ngoài, năm 2013, cô đã lựa chọn Amazon để đưa sản phẩm của mình ra thế giới.
Andre Gift Shop nhanh chóng tiếp cận được những khách hàng tại Mỹ, cung cấp 9000 mặt hàng đa dạng: hàng thủ công, đồ gỗ, ốp điện thoại, khung tranh… Từ cơ sở ban đầu là căn gác nhỏ trên mái với chỉ 4 nhân viên thì nay Andre Gift Shop đã có 1 xưởng sản xuất rộng 300 m2 và 35 nhân viên.
Năm 2018, doanh số bán hàng từ Amazon chiếm 50% doanh số bán hàng online. Hân dự tính sẽ sớm mở hoạt động của Andre Gift Shop sang Amazon châu Âu, Úc, Nhật Bản.
Tuy nhiên, đó mới là một nửa của hành trình. Phần còn lại nằm ở việc hàng hóa sẽ chuyển đến tay khách hàng như thế nào. Với một đơn vị nhỏ như Andre Gift Shop, hoạt động logistics như đóng gói, vận chuyển, hay dịch vụ sau bán có thể là một cơn ác mộng.
Để xử lý vấn đề này, chương trình hỗ trợ bán hàng và xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài trên Amazon (Amazon Global Selling - AGS) mang đến cho Hân giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình và hoàn thiện đơn hàng (Fulfillment by Amazon - FBA).
"Loại bỏ được các công việc liên quan tới logistics và vận chuyển giúp chúng tôi giảm được gánh nặng rất lớn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nhiều", Hân nói.
Mary Nguyễn, nhà sáng lập Mary Craft, doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm may mặc và trang sức mỹ nghệ từ sừng, gỗ cũng gặp phải bài toán tương tự.
Giữa năm 2012, khi đi du lịch tới Áo, cô nhận ra các sản phẩm mỹ nghệ ở đây có chất lượng không bằng Việt Nam. Sau khi trở về, cô thành lập Mary Craft, dựng xưởng sản xuất tại Việt Nam và bắt đầu bán các sản phẩm thời trang và trang sức trên Amazon.
Kể từ khi thành lập vào năm 2015, doanh số của Mary Craft tăng hơn 150% so với năm trước đó. Từ một xưởng sản xuất, Mary Craft thành lập thêm 3 xưởng, mang tới việc làm cho 100 nhân công. Nhà sáng lập công ty hào hứng, chờ Mary Craft đủ mạnh, cô sẽ đưa thương hiệu của mình tiến ra nhiều thị trường rộng lớn khác như Anh, Canada, hay Úc.
Những câu chuyện thành công của Andre Gift Shop hay Mary Craft dường như là lời gợi ý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Trong một thế giới ngày càng phẳng hơn, ngày nay các doanh nghiệp đến từ mọi quốc gia đều có cơ hội tuyệt vời để gia nhập sân chơi toàn cầu.
Thông qua TMĐT, doanh nghiệp không gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới, phát triển mạng lưới đối tác và nâng cao dịch vụ sản phẩm. Tất nhiên, chọn kênh TMĐT phù hợp cũng chỉ là một nửa của thành công. Mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm cho mình một hướng phát triển sản phẩm mới lạ, và quan trọng nhất vẫn phải đánh trúng được tâm lý khách hàng ở thị trường mình đang hướng tới.
"Nếu các bạn tìm ra được một sản phẩm chưa có trên thị trường mà khách hàng yêu cầu thì bạn sẽ có một cơ hội phát triển rất lớn nếu bạn tận dụng các kênh phân phối quốc tế", Mary Nguyễn chia sẻ.
Các startup Việt Nam làm thế nào để gọi được vốn?
Shark Dzung Nguyễn: Tôi luôn sát cánh với startup những lúc thập tử nhất sinh
Mở màn cho Shark Tank Mùa 3 là thương vụ gọi vốn cao nhất trong lịch sử. Bất ngờ hơn, không còn là nhà đầu tư, Shark Dzung Nguyễn đã rời ghế nóng để cùng "triệu phú tự thân" thuyết phục các "cá mập" còn lại rót vốn.
10.000 tỷ đồng có khơi thông được nguồn vốn cho startup Việt Nam?
Những năm gần đây, vốn đầu tư khởi nghiệp tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa thể thỏa mãn "cơn khát" của các startup Việt Nam vì nhiều lý do.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 425 triệu USD cho startup Việt Nam
Nguồn vốn hiện là một trong 4 trụ cột chính của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Năm 2018, vốn đầu tư cho các startup Việt lên tới 889 triệu USD gấp 3 lần 2017.
Startup Việt Nam vẫn đang chờ 'nóng máy'
Tại Việt Nam, thị trường startup trong nước chỉ mới hoàn thiện các thành phần của hệ sinh thái từ năm 2016 và mới qua giai đoạn khởi động, chuyển sang giai đoạn đi ra toàn cầu.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.