Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đánh giá rất cao sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam khi liên tục mở rộng đầu tư vào các ngành bán lẻ, chế tạo…
Đầu tư từ Nhật Bản tiếp tục gia tăng
Trong vài năm gần đây, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là hai quốc gia dẫn đầu trong danh sách những nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào Việt Nam.
Năm 2017, Nhật Bản về nhất với tổng vốn đầu tư khoảng 8,719 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc về nhì với 7,802 tỷ USD, ít hơn gần 1 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu chỉ tính về số lượng dự án, Hàn Quốc lại dẫn đầu, hơn gấp đôi Nhật Bản khi có 1.339 dự án.
Năm 2018, Nhật Bản tiếp tục thống trị BXH Top 10, tổng số vốn đầu tư trực tiếp được cấp phép của họ là 7,989 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ nhì với 5,929 tỷ USD.
Theo thống kê từ JETRO, dù số lượng dự án của Hàn Quốc gấp đôi Nhật Bản như năm 2017, song số vốn được cấp phép vẫn xếp sau Nhật gần 2 tỷ USD, gấp đôi năm ngoái. Rõ ràng, dự án đầu tư của Nhật Bản tuy ít nhưng ‘chất’ hơn Hàn Quốc.
Cũng như thế, nếu nhìn vào Top 10 dự án FDI lớn nhất đầu tư vào Việt Nam năm 2018, vấn đề trên càng rõ ràng.
Trong Top 10 dự án, Hàn Quốc đóng góp 4 dự án tầm 2,5 tỷ USD bao gồm: Nhà máy sản xuất Polypropylen Hyosung ở Bà Rịa – Vũng Tàu, LG mở rộng 2 nhà máy chế tạo module camera và màn hình OLED – Hải Phòng, mở rộng Lotte Mall Hà Nội; Nhật Bản chỉ đóng góp 2 dự án nhưng có tổng đầu tư lên đến gần 4,5 tỷ USD: thành phố thông minh – smart city của công ty Sumitomo tại Hà Nội và Nhà máy chế tạo robot- linh kiện của công ty Rorze Robotech tại Hải Phòng.
Dự án smart city của Sumitomo với tổng số tiền đầu tư 4,138 tỷ USD - chiếm tới 23% tổng vốn đầu của Nhật Bản, là ngôi sao sáng nhất trong giới đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong năm 2018.
Sở dĩ, Nhật Bản vẫn giữ được phong độ là do các doanh nghiệp của đất nước ngày đánh giá tiềm năng của thị trường Việt Nam cao nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Gần 70% doanh nghiệp Nhật tham gia khảo sát của JETRO cho biết, họ luôn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và 58,7% cho rằng, lợi nhuận của họ sẽ được cải thiện trong năm 2019. Tỷ lệ nói trên là cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khi con số của Trung Quốc lần lượt là 48,7% và 39,5%, Thái Lan là 52,2% và 47%.
Có thể, những doanh nghiệp Nhật không đánh giá cao Việt Nam về hệ thống pháp luật, khả năng cung cấp nguyên vật liệu ở thị trường nội địa hay môi trường đầu tư; nhưng lại rất ấn tượng về khả năng tăng doanh thu ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, tiềm năng và tính tăng trưởng cao của chúng ta.
Mặt khác, dù tỷ lệ doanh nghiệp Nhật không hài lòng với giá nhân công cao vẫn đứng đầu tiên - 60,4% nhưng đã giảm đi một chút so với năm trước – 61,6%; hiện tại chi phí nhân công của Việt Nam rẻ đứng thứ 4 khu vực, tăng một bậc so với năm ngoái. Tương tự, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành chế tạo của Việt Nam vẫn thấp song đã liên tục được cải thiện trong vài năm gần đây, đạt con số 36,3% trong năm 2018, tương đương Malaysia.
Ở khía cạnh khác, theo ông Takimoto Koji - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP. HCM, thì tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung với các doanh nghiệp Nhật không thật sự rõ ràng.
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, thị trường nội địa Trung Quốc vẫn là miếng bánh béo bở với các thương nhân đến từ xứ sở Phù Tang, nên thay vì dịch chuyển hết sản xuất sang các nước khác, họ lại thực hành chính sách Trung Quốc+1, tức là mở thêm nhà máy nữa ở các nước chung quanh Trung Quốc, như Việt Nam.
Dịch chuyển đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ và chế tạo
Chi tiết hơn, nếu tính về số lượng, đầu tư mới của Nhật Bản vào ngành bán lẻ tăng mạnh, tầm 33% so với năm 2017, với 93 dự án, trong khi tỉ lệ cấu thành các ngành nghề khác tương đương năm ngoái.
Với dân số hơn 90 triệu người cùng mức tăng trưởng GDP luôn cao trên 6% trong vài năm gần đây, thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang rất hấp dẫn với các nhà đầu tư bán lẻ, trong đó có Nhật Bản. Việc 2 thương hiệu đình đám trong ngành bán lẻ của Nhật Bản là Uniqlo và Muji đang chuẩn bị ‘vũ khí’ để tiến vào chiến trường Việt Nam đã chứng minh điều trên.
Về chất lượng, không kể ngành bất động sản – cơ sở hạ tầng với dự án khủng từ Sumitomo, thì chế tạo là ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất: 1,676 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 77%, gấp 3,6 lần năm ngoái.
Có hai nguyên nhân khiến Việt Nam có thể thuyết phục các nhà đầu tư trong mảng chế tạo Nhật quay trở lại sau khi họ dần bỏ đi cách đây 5 năm: đầu tiên, như đã nói ở trên, là do giá nhân công của Việt Nam có tăng song chậm hơn nhiều nước khác và vẫn còn rẻ; thứ hai là bởi khả năng của các nhà cung ứng bản địa ngày càng được nâng cao.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực