Cụ thể, trang trại này sẽ được lắp đặt và vận hành tại khu vực Đầm Nại, tỉnh Bình Thuận bởi công ty năng lượng tái tạo Siemens Gamesa của Tây Ban Nha.
Năng lượng gió nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung đang trở thành một xu hướng đầu tư bền vững.
Theo một thông báo mới đây từ Siemens Gamesa được đưa tin bởi CNBC, dự án trang trại điện gió Đầm Nại được chia thành hai giai đoạn.
Giai đoạn đầu của trang trại này được bắt đầu từ năm ngoái và tính đến nay, 3 tua bin đã được Siemens Gamesa lắp đặt và đi vào hoạt động. Ở giai đoạn thứ hai vừa mới được kí kết gần đây, dự kiến 12 tua bin điện gió sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào tháng Mười tới.
Siemens Gamesa cũng cho biết công ty này sẽ chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động và dịch vụ bảo dưỡng cho trang trại điện gió này trong vòng 10 năm tới, tác giả Anmar Frangoul đưa tin trong bài “Siemens Gamesa Renewable Energy to deliver 39 megawatt wind farm in Vietnam” trên CNBC.
Ông Alvaro Bilbao, Giám đốc điều hành của Siemens Gamesa tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết xem Việt Nam là một thị trường và mong muốn trở thành đối tác được khách hàng ưa chuộng trong các dự án phát triển điện gió.
Năng lượng gió đang ngày càng trở thành nguồn năng lượng quan trọng trên toàn cầu. Theo báo cáo của Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu vào tháng 4 năm ngoái, hơn 54 GW từ điện gió đã được lắp đặt trên toàn cầu tính đến hết năm 2016, đưa tổng công suất tích lũy tăng hơn 12%, đạt gần 487 GW.
Không chỉ trên toàn cầu mà ngay tại Việt Nam, năng lượng gió nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung đang trở thành một xu hướng đầu tư bền vững mới.
Vừa mới đây, một tập đoàn Thái Lan đã đầu tư vào dự án điện mặt trời 66 triệu USD tại Tây Ninh với công suất thiết kế 48 MW. Theo kế hoạch, dự án sẽ bắt đầu được xây dựng vào tháng 6 tới và đi vào hoạt động vào tháng 6/2019.
Trước đó vào cuối tháng 2 vừa qua, Thành Thành Công cũng kí kết hợp đồng với kế hoạch vận hành nhà máy điện mặt trời đầu tiên của doanh nghiệp này - Phong Điền.
Đối với việc phát triển điện gió trong tương lai, theo Quy hoạch điện quốc gia điều chỉnh giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030, tổng công suất mục tiêu là 800 MW vào năm 2020, 2.000 MG vào năm 2025 và đạt khoảng 6.000 MW vào năm 2030.
Chủ tịch tập đoàn Thành Thành Công (TTC), ông Đặng Văn Thành từng nói: “Mặt trời luôn mọc đằng Đông lặn đằng Tây và luôn như vậy. Tôi rất hào hứng về sự đầu tư vào điện mặt trời cũng như điện gió".
Ông John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie nhận định sau khi đặt vấn đề về lựa chọn con đường phát triển năng lượng tại Việt Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.