Việt Nam sẽ là điểm sáng phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á

Phạm Sơn Thứ ba, 15/09/2020 - 08:29

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam được đánh giá là quốc gia duy nhất khu vực Đông Nam Á đạt được mức tăng trưởng tích cực.

Nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những bước phục hồi cơ bản trong quý III sau những cú sốc nặng nề 6 tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều cản trở đối với quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch.

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu do Oxford Economics phối hợp cùng đơn vị nghiên cứu thị trường ICAEW thực hiện nhằm đánh giá tổng quan nền kinh tế thế giới trước những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra và khả năng phục hồi của các khu vực trên thế giới.

Nhìn chung, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến những bước phục hồi cơ bản trong quý III sau những cú sốc nặng nề 6 tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều cản trở đối với quá trình khắc phục hậu quả của đại dịch.

Khu vực Đông Nam Á được dự đoán kịch bản khả quan trong những tháng cuối năm, đặc biệt là ở Việt Nam và Thái Lan – 2 quốc gia thành công nhất trong công tác khống chế sự lây lan đại dịch.

Tuy nhiên, tương lai phục hồi kinh tế vẫn còn bấp bênh đối với Indonesia và Philippines do diễn biến phức tạp của Covid-19 sau khi những lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Malaysia cũng đang chưa tìm ra lối thoát với tình trạng thất nghiệp tăng cao và các dự án đầu tư kém hiệu quả.

Các chuyên gia đến từ Oxford Economics đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi ích từ hoạt động xuất khẩu tương đối ổn định và được cải thiện trong những tháng gần đây, một phần do sự mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của Việt Nam ước đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó khu vực đầu tư chiếm 65,1%.

ICAEW dự báo mức tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ giảm khoảng 4,2% vào năm 2020, sau đó tăng trưởng 6,4% vào năm 2021. Trong đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất được ghi nhận mức tăng trưởng tích cực trong năm nay với 2,3%.

Singapore được dự báo sẽ suy giảm 5,7% do sự đình trệ của thương mại quốc tế, nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi với mức tăng trưởng 6,1% vào năm 2021.

Triển vọng kinh tế thế giới

Theo các chuyên gia, nền kinh tế thế giới đã có những bước phục hồi mạnh mẽ trong đầu quý III do sự mở cửa trở lại của nhiều nền kinh tế, tuy nhiên chậm dần vào cuối quý và sẽ tiếp tục giảm tốc cho đến cuối năm.

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện tử tăng cao cùng với sự thay đổi linh hoạt của nền kinh tế khi tăng cường xuất khẩu đồ bảo hộ và thiết bị y tế là những động lực giúp nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi sau khi kết thúc các lệnh phong tỏa.

Tuy nhiên, Oxford Economics cho biết, những rủi ro từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đặc biệt khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.

Nước Mỹ đang phải gánh chịu cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử kể từ Thế chiến II, với mức tụt giảm 32,9% trong quý II. Nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng đình trệ mặc cho những chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Các nền kinh tế lớn khác như Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đài Loan đều ghi nhận mức tụt giảm khoảng từ 10 – 20% trong nửa đầu năm, tuy nhiên sẽ sớm được cải thiện do những nỗ lực ngăn ngừa đại dịch.

Sự kiện Covid-19 đã gây ra một cuộc đại khủng hoảng, với thiệt hại nặng nề gấp ít nhất ba lần so với khủng hoảng tài chính 2007 – 2009. Tuy nhiên, thế giới đang chứng tỏ sức chống chịu cùng khả năng phục hồi ngày một tốt hơn, cùng với trào lưu chuyển đổi số và phát triển bền vững.

Các chuyên gia Oxford Economics cho rằng, giới hoạch định chính sách đã có phản ứng kịp thời hơn so với các đợt suy thoái trước đó khi nhanh chóng đưa ra những biện pháp hỗ trợ nền kinh tế. Điều này có thể khiến mức nợ chính phủ gia tăng từ 10 – 30% GDP các nước vào năm 2021.

Từ đó, Oxford Economics đề xuất rằng phương pháp “thắt lưng buộc bụng” quá mức khắc nghiệt là chưa cần thiết trong giai đoạn này, và các chính phủ nên cẩn trọng trong những khoản chi tiêu để giảm bớt rủi ro gây ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi trong tương lai.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  6 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  2 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  17 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  17 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.