Việt Nam và Nga sẽ đẩy mạnh hợp tác về dầu khí, năng lượng

Nhật Hạ Thứ sáu, 21/06/2024 - 10:10

Hai bên tiếp tục hợp tác tại các dự án dầu khí hiện có và mới gồm việc cung cấp, chế biến dầu thô và khí hóa lỏng cho Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp dầu khí Việt tại Nga và doanh nghiệp dầu khí Nga tại Việt Nam, theo Tuyên bố chung.

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hai bên đã ra tuyên bố chung làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, kỷ niệm 30 năm ký kết hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nga.

Một trong những nội dung tại tuyên bố chung là tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dầu khí Việt Nam mở rộng hoạt động tại Nga và các công ty dầu khí Nga tại thềm lục địa Việt Nam. Việc này thực hiện phù hợp với luật pháp hai nước và quốc tế, gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Hai bên tiếp tục hợp tác tại các dự án dầu khí hiện có và mới, gồm cung cấp, chế biến dầu thô, khí hóa lỏng cho Việt Nam. Đánh giá hợp tác xây mới và hiện đại hóa các cơ sở điện năng hiện có là hướng hợp tác triển vọng.

Việt Nam và Nga sẽ đẩy mạnh hợp tác về dầu khí, năng lượng
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. Ảnh: Nhật Bắc

Tại buổi hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin ngày 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh hợp tác dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Việt-Nga.

Do đó, ông đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, có giải pháp kịp thời sớm tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả các dự án hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí.

“Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên doanh Vietsovpetro cũng như các doanh nghiệp dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom mở rộng hoạt động ở Việt Nam”, theo Thủ tướng.

Hai bên ủng hộ mở rộng hợp tác sang lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, như LNG, điện gió ngoài khơi, nhằm đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh lĩnh vực dầu khí, năng lượng, Tuyên bố chung giữa hai nước cũng nêu rõ: hai bên cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như công nghiệp khai khoáng, giao thông - vận tải, đóng tàu và chế tạo máy, hiện đại hóa đường sắt.

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và Nga.

Ủng hộ tính chất chiến lược trong hợp tác giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt tại Nga và tiếng Nga tại Việt Nam, nghiên cứu sáng kiến của Nga về lập trường phổ thông giảng dạy bằng tiếng Nga tại Hà Nội.

Hai bên hoan nghênh thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nhân văn, y tế, trong đó có chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao, cũng như thể dục và thể thao.

Hai nước ghi nhận tăng trưởng ổn định lượng khách du lịch Nga đến Việt Nam và ủng hộ mở rộng hơn nữa hợp tác du lịch, bao gồm tăng số lượng các chuyến bay thẳng thường lệ và chuyến bay thuê chuyến giữa hai nước, cũng như đơn giản hóa thủ tục đi lại cho công dân hai nước.

Hợp tác kinh tế là trụ cột quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga.

Hai bên nhất trí nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ chế hợp tác song phương, đặc biệt là Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật; sớm thống nhất, triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển hợp tác Việt Nam-Nga đến năm 2030, Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên Việt Nam-Nga giai đoạn 2024-2025; tăng cường hợp tác tài chính-tín dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định pháp luật hai nước nhằm tạo thuận lợi cho thương mại đầu tư hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hai bên cần khai thác tối đa các lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu, đề nghị phía Nga tiếp tục tháo gỡ các rào cản thương mại.

Việc này sẽ tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại hai nước, nhất là xuất khẩu hàng tiêu dùng và nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Nga, nâng mức hạn ngạch cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, ủng hộ tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam.

Về đầu tư, ông cho rằng hai bên sớm triển khai một số dự án quy mô lớn mang tính chất 'hải đăng' của Nga về hạ tầng cơ sở, đường sắt, đường tàu nội đô, tàu điện ngầm, năng lượng tái tạo tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên sẽ sớm đàm phán, triển khai Hiệp định vận tải giao thông, hàng hải thương mại để thúc đẩy kết nối, tăng cường thương mại đầu tư; tăng cường kết nối hàng không; Hiệp định về điều kiện đi lại của công dân hai nước, Hiệp định thu hút và tuyển dụng lao động có tay nghề của Việt Nam sang Nga, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác du lịch.

Việt Nam và Nga sẽ đẩy mạnh hợp tác về dầu khí, năng lượng 1
11 văn kiện hợp tác giữa hai nước đã được ký kết trong sự chứng kiến của Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Đức Tuân

Nhân chuyến thăm, 11 văn kiện hợp tác giữa hai nước đã được ký kết trong sự chứng kiến của Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các văn kiện gồm Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học;

Chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Liên bang Nga;

Bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom;

Bản ghi nhớ giữa Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới hỗn hợp Việt-Nga và Cơ quan Liên bang Nga về giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng, chống dịch bệnh;

Trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh Lô 11-2 cho Tập đoàn Zarubezhneft;

Thỏa thuận hợp tác trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (RANEPA);

Thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Nội và RANEPA; Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU);

Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Kinh tế cao cấp (HSE); Bản ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần NOVATEK; Biên bản ghi nhớ giữa Công ty cổ phần Quản lý BVIM và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Doanh nghiệp Nga chuyển đổi số cho hơn 3.000 công ty Việt Nam

Doanh nghiệp Nga chuyển đổi số cho hơn 3.000 công ty Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm
Triết lý của doanh nghiệp Nga có tuổi đời trên 30 năm đó là tập trung vào "lưu trữ, quản trị dữ liệu tập trung" và "quản lý quy trình công việc" - hai yếu tố quan trọng nhất với quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh thời đại số.
Doanh nghiệp Nga chuyển đổi số cho hơn 3.000 công ty Việt Nam

Doanh nghiệp Nga chuyển đổi số cho hơn 3.000 công ty Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm
Triết lý của doanh nghiệp Nga có tuổi đời trên 30 năm đó là tập trung vào "lưu trữ, quản trị dữ liệu tập trung" và "quản lý quy trình công việc" - hai yếu tố quan trọng nhất với quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh thời đại số.
Bắt mạch các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia

Bắt mạch các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia

Tiêu điểm -  1 năm

Trừ dự án khai thác nâng cấp dầu nặng Junin 2 ngủ đông nhiều năm qua, các dự án dầu khí trọng điểm còn lại đều triển khai trì trệ so với kế hoạch bởi những lý do về thủ tục, thu xếp vốn, chuyển đổi chủ đầu tư....

Tương lai nào cho các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?

Tương lai nào cho các siêu dự án dầu khí trọng điểm quốc gia?

Tiêu điểm -  1 năm

Các dự án trọng điểm quốc gia về dầu khí nếu tiếp tục chậm triển khai kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và kéo nhiều "mạch máu" của nền kinh tế gặp khó khăn.

Thúc tiến độ các siêu dự án dầu khí

Thúc tiến độ các siêu dự án dầu khí

Tiêu điểm -  1 năm

Tình trạng các dự án trọng điểm dầu khí chậm so với kế hoạch có nguyên nhân đến từ các chủ đầu tư.

Doanh nghiệp ngành dầu khí ghi nhận doanh thu kỷ lục

Doanh nghiệp ngành dầu khí ghi nhận doanh thu kỷ lục

Doanh nghiệp -  1 năm

Năm 2022, doanh thu hợp nhất PVOIL lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ đồng, hoàn thành 223% kế hoạch năm. Tương tự, các doanh nghiệp khác như PV GAS, PVTrans cũng ghi nhận kết quả ấn tượng.

Luật hóa chính sách tận thu mỏ dầu khí

Luật hóa chính sách tận thu mỏ dầu khí

Tiêu điểm -  1 năm

Luật Dầu khí (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nội dung mới về khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu. Đây là chính sách được đánh giá mang tính đột phá, cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, tăng thu ngân sách trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sắp cạn.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  2 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  4 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  4 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  14 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.