Tiêu điểm
Vietnam Airlines nối lại đường bay quốc tế
Vietnam Airlines sẽ nối lại 4 đường bay quốc tế từ Hà Nội, TP.HCM đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia từ ngày 1/4/2021.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa thông báo sẽ mở rộng kế hoạch khai thác thường lệ đến 4 đường bay quốc tế Hà Nội – Narita (Tokyo, Nhật Bản), Hà Nội – Incheon (Seoul, Hàn Quốc), Hà Nội/ TP.HCM – Sydney (Australia) từ ngày 1/4/2021 đến 30/6/2021.
Động thái này nhằm khôi phục dần mạng đường bay quốc tế một cách an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và góp phần tái phát triển nền kinh tế, du lịch.
Theo đó, các chuyến bay từ Hà Nội đi Incheon (Seoul, Hàn Quốc) sẽ khởi hành vào thứ Năm hàng tuần.
Các chuyến bay từ Hà Nội đi Narita có 7 chuyến trong tháng 4, sau đó tăng lên 2 chuyến một tuần trong tháng 5, 6.
Với chặng đi Australia, mỗi tuần, hãng sẽ khởi hành từ Hà Nội vào thứ Bảy và 2 chuyến một tuần từ TP.HCM vào thứ Năm, Chủ nhật.
Ngoài 4 đường bay trên, Vietnam Airlines cũng dự kiến triển khai các chuyến bay trọn gói từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Việc thực hiện những chuyến bay này phụ thuộc vào cấp phép của các cơ quan chức năng.

Hiện tại, theo quy định nhập cảnh của các nước, các chuyến bay từ Việt Nam chỉ phục vụ nhu cầu của người Việt đi học tập, lao động, thăm thân nhân ở nước ngoài và người nước ngoài từ Việt Nam về nước và phù hợp với các quy định về nhập cảnh của các nước. Vì vậy, hãng sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp khách bị từ chối nhập cảnh và hành khách cần chủ động tham khảo các quy định nhập cảnh được thông báo chính thức bởi đại sứ quán các nước.
Song song, Vietnam Airlines vẫn tiếp tục vận chuyển khách từ nước ngoài về theo sự phân bổ của cơ quan chức năng dưới hình thức các chuyến bay hồi hương và chuyến bay chở chuyên gia.
Tuần trước, Vietnam Airlines cũng cho biết hãng dự kiến bay thương mại thường lệ từ Mỹ về Việt Nam đưa người dân về nước do nhu cầu lớn, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực trong bối cảnh dư thừa tàu bay vì Covid-19.
Theo đề xuất của Cục hàng không Việt Nam lên Bộ Giao thông vận tải hôm nay, việc khôi phục trở lại các chuyến bay quốc tế sẽ chia làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu, Việt Nam chỉ khôi phục các chuyến bay trọn gói (combo), áp dụng với công dân Việt Nam.
Cụ thể, các hãng hàng không Việt Nam cùng đơn vị lữ hành, cơ quan đại diện ngoại giao, địa phương tiếp nhận cách ly tại khách sạn tổ chức chuyến bay với chi phí trọn gói, gồm vé máy bay, xét nghiệm Covid-19, khách sạn cách ly, tiền ăn trong 15 ngày, phương tiện mặt đất đón về nơi cách ly.
Giai đoạn hai, bắt đầu từ tháng 7/2021, các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam có cách ly sau khi nhập cảnh cho cả công dân Việt Nam và nước ngoài (phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19).
Trước mắt, các chuyến bay được nối lại giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) với tần suất 4 chuyến mỗi tuần cho các hãng hàng không của mỗi bên. Dự kiến hàng tuần sẽ có 24 chuyến bay từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong đề xuất, với lượng khách cần cách ly là 6.000 - 7.000 người/ tuần.
Giai đoạn ba dự kiến thực hiện từ tháng 9/2021, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc-xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vaccine đại trà trong xã hội, Cục Hàng không Việt Nam sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh nếu áp dụng cơ chế "hộ chiếu vaccine".
Thị trường triển khai được xác định là các quốc gia/vùng lãnh thổ công bố chấp nhận hiệu quả phòng dịch Covid-19 của cùng loại vaccine mà Việt Nam đã công bố để áp dụng rộng rãi trong lãnh thổ Việt Nam. Tần suất ban đầu dự kiến 7 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.
Khi đó, hành khách sẽ không phải cách ly tập trung nếu có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế với loại vaccine phòng Covid-19 được Việt Nam công nhận.
Hành khách sau nhập cảnh phải khai báo với chính quyền nơi cư trú và tự cách ly tại nơi cư trú từ 7 đến 14 ngày. Hành khách không có đủ giấy xét nghiệm nCoV và giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế, thì phải cách ly 14 ngày theo hình thức chi phí trọn gói.
Đề xuất nêu trên của Cục hàng không Việt Nam sẽ trình Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 và các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Vietnam Airlines giảm lỗ
NHNN tái cấp vốn cho các khoản vay trị giá 4.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines
Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm; lãi suất áp dụng đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn thực hiện theo quy định tái cấp vốn của NHNN. Thời hạn tái cấp vốn theo đề nghị của TCTD, tối đa bằng thời hạn của khoản cho vay của TCTD theo nghị quyết và không vượt quá 364 ngày.
Vietnam Airlines giảm lỗ
Dù kết quả kinh doanh quý 4 của Vietnam Airlines vẫn tiêu cực do tác động của dịch Covid-19 nhưng do với các quý trước đã cải thiện hơn nhờ tiết giảm chi phí.
Vietnam Airlines kêu gọi cổ đông cho vay ưu đãi
Hiện nhà nước sở hữu hơn 86% cổ phần tại Vietnam Airlines, cổ đông chiến lược ANA Holdings nắm 8,7%, còn lại là các tổ chức khác và nhà đầu tư cá nhân.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.