Viettel Telecom vào Top 50 thương hiệu tăng giá mạnh nhất thế giới 5 năm qua
Nhật Hạ
Thứ tư, 11/12/2019 - 14:18
Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng các thương hiệu tăng trưởng giá trị mạnh nhất 5 năm qua. Việt Nam có đại diện duy nhất là Viettel Telecom, nằm trong Top 50.
Viettel đã triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT).
Viettel Telecom là một trong hai hãng viễn thông ít ỏi hiện diện trên bảng xếp hạng này, cùng với thương hiệu Spectrum của Mỹ.
Brand Finance định giá thương hiệu Viettel Telecom năm 2019 ở mức 4,3 tỷ USD, với tăng trưởng giá trị thương hiệu trong giai đoạn 2014 – 2019 đạt 61%, tỷ lệ CAGR 26,8%. Điều này đưa Viettel lên vị trị thứ 49 trên bảng xếp hạng.
Trước đó, thương hiệu Viettel Telecom cũng đã 2 năm liền (2018 - 2019) dẫn đầu bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam do Brand Finance công bố.
Theo tổ chức này, giá trị thương hiệu của Viettel được đánh giá cao do sự tăng trưởng tốt ở 10 thị trường nước ngoài, đồng thời nhờ sự phát triển của tập đoàn này trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: viễn thông, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng,...
Trong năm 2019, Viettel đã triển khai thành công Trung tâm điều hành thông minh tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Viettel triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT).
Đặc biệt với 5G, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện kết nối thành công trên mạng di động, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Bên cạnh đó, Viettel cũng trở thành người tiên phong đưa công nghệ 5G tới các thị trường đầu tư quốc tế như Campuchia vào tháng 7/2019 và Myanmar vào tháng 8/2019.
Trong bối cảnh thị trường viễn thông cạnh tranh gay gắt và bước vào giai đoạn bão hòa, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 của Viettel vẫn đạt mức tăng trưởng cao và khá ấn tượng, khi doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Viettel đạt 110.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018 và lợi nhuận hợp nhất đạt 21.300 tỷ đồng, tăng 10,2% và vượt 25% so với kế hoạch.
Ở Top đầu, bảng xếp hạng mới nhất của Brand Finance về các thương hiệu tăng trưởng giá trị nhanh nhất ghi nhận sự áp đảo của các thương hiệu đến từ Trung Quốc. Số lượng doanh nghiệp Trung Quốc và Mỹ chiếm tới 39 trong Top 50 và 8 trong Top 10.
Top 10 thương hiệu tăng giá mạnh nhất 5 năm 2014 - 2019.
WeChat của Trung Quốc đứng đầu bảng xếp hạng với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu tới 1540% trong 5 năm qua, cùng tỷ lệ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm) ấn tượng ở mức 75%. Với hơn một tỷ người dùng hàng tháng, ứng dụng này đã định vị mình thành một thương hiệu thiết yếu trong giao tiếp hàng ngày và thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Ngoài WeChat, trong Top 10 của bảng xếp hạng này, Trung Quốc góp thêm 7 thương hiệu gồm Country Garden, Evergrande, NetEase, Moutai, Huawei, Wuliangye, Yanghe. Hai thương hiệu còn lại là Facebook (Mỹ) và Porsche (hãng ô tô lớn của Đức).
Giá trị cộng dồn các thương hiệu Trung Quốc đã chiếm tới 48% tổng giá trị thương hiệu của cả bảng xếp hạng và tương đương với mức tuyệt đối đáng kinh ngạc 856,8 tỷ USD. Với các con số này, Brand Finance cho rằng Trung Quốc đang là một trong những nơi tốt nhất để kinh doanh trên thế giới.
Xếp sau Trung Quốc, các thương hiệu Mỹ chiếm 40% tổng giá trị thương hiệu của cả bảng xếp hạng, ở mức 727,3 tỷ USD.
Xét về lĩnh vực, ngành ngân hàng hiện diện nhiều nhất trên bảng xếp hạng với 15 thương hiệu góp mặt, với tổng giá trị thương hiệu lên tới 354,4 tỷ USD.
Đáng chú ý trong đó có tới 10 ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng phát tiển Phố Đông Thượng Hải đã ghi nhận mức tăng giá thương hiệu trong 5 năm cao nhất trong ngành ở mức 397% (CAGR 38%).
Theo Brand Finance, ‘tốc độ’ gia tăng chóng mặt giá trị thương hiệu của các ngân hàng Trung Quốc là kết quả của việc kết nối thành công giữa ngân hàng bán lẻ và thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, cùng số lượng tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng nhiều.
Ngoài ra, do đều thuộc sở hữu nhà nước nên các ngân hàng Trung Quốc đã dành được sự tin tưởng lớn của hầu hết các đối tác quốc tế. Phần lớn các ngân hàng này đều có khách hàng lớn nhất cũng là các doanh nghiệp nhà nước, với thanh khoản được đảm bảo bởi chính phủ, dẫn đến một hệ sinh thái tài chính gần như không có rủi ro.
Sau ngân hàng, truyền thông là lĩnh vực có tổng giá trị thương hiệu lớn thứ hai trong bảng xếp hạng, lên tới 242,6 tỷ USD.
Ngoài WeChat và Tencent, 5 thương hiệu truyền thông khác cũng trong bảng xếp hạng gồm NetEase (giá trị thương hiệu trong 5 năm qua tăng 853%; CAGR 57%); Facebook (747%; CAGR 53%); Netflix (566%; CAGR 46%); Baidu (282%; CAGR 31%); and ABC (148%; CAGR 20%).
Top 10 giá trị thương hiệu theo quốc gia.
Trước sự phát triển nhanh của các thương hiệu trên, các doanh nghiệp lâu đời trong lĩnh vực truyền thông đang phải chịu áp lực lớn với sự thay đổi ‘chóng mặt’ về nhu cầu và xu hướng hiện nay.
Như Disney từng đứng đầu bảng xếp hạng Top 25 Brand Finance Media vào năm 2015 và hiện là thương hiệu có giá trị thứ 25 thế giới, tuy nhiên lại không thể lọt vào bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu tăng giá nhanh nhất 5 năm qua.
Mặc dù, thời gian qua, hãng này đã nỗ lực đổi mới và mở rộng thị trường nhưng vẫn không thể theo kịp được tốc độ phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp mới nổi trong vài năm nay.
Dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc được cho rằng sẽ chuyển đến Việt Nam do thương chiến Mỹ - Trung, nhưng Việt Nam rất không sẵn sàng phát huy cơ hội trung hạn này, TS. Hàn Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận định.
Sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc với vai trò nhà cung cấp trong thị trường năng lượng tái tạo giúp Việt Nam có thể nhận được lợi ích đầu tư cũng như tiếp cận công nghệ không quá tốn kém.
Du khách Trung Quốc qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đều được sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến WeChat Pay để mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế trong sân bay.
Thương hiệu được coi là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới, 47% giá trị của các công ty là tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu, thế nhưng ở Việt Nam, giá trị thương hiệu lại chưa được xác định như giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.