Doanh nghiệp
Vinaconex bán 50% cổ phần Splendora An Khánh cho Công ty Pacific Star
Sau khi Vinaconex thoái vốn, liên doanh tại An Khánh JVC giờ bao gồm 2 cổ đông lớn là Công ty Địa ốc Phú Long và Công ty Pacific Star, mỗi bên nắm giữ 50% cổ phần.
Công ty liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC), chủ đầu tư dự án Splendora An Khánh vừa công bố cơ cấu cổ đông mới. Theo đó, Vinaconex, cổ đông nắm giữ 50% cổ phần tại liên doanh đã chuyển nhượng toàn bộ tỷ lệ sở hữu của mình sang cho Công ty Đầu tư và Phát triển Pacific Star.
Được biết, Công ty Pacific Star mới được thành lập ngày 9/7/2020, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng do 3 cá nhân sở hữu cổ phần, trong đó bà Nguyễn Hữu Kim Vy nắm giữ gần 66% và bà Mai Thị Huyền sở hữu 34%.
Sau khi Vinaconex thoái vốn, liên doanh tại An Khánh JVC giờ bao gồm 2 cổ đông lớn là Công ty Địa ốc Phú Long và Công ty Pacific Star, mỗi bên nắm giữ 50% cổ phần.
Dự án Splendora An Khánh được phê duyệt chứng nhận đầu tư từ năm 2006, với tổng quy mô công bố là 2,57 tỷ USD trên diện tích 264 ha, trong đó giai đoạn 1 đã thực hiện gần 47 ha với với 317 căn biệt thự, 236 căn liền kề và 496 căn hộ chung cư.
Giai đoạn 2, công ty sẽ triển khai phần diện tích còn lại với hạ tầng gồm biệt thự, nhà liền kề, chung cư, hỗn hợp nhà cao tầng, trường học và công cộng. Hơn 200 ha còn lại đã được đóng đầy đủ tiền đất và sẵn sàng triển khai.

Là một trong những dự án ‘vàng’, song quá trình triển khai Splendora gặp nhiều trục trặc. Trong Đại hội cổ đông thường niên vừa qua, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đánh giá cơ cấu vốn góp 50% - 50% của 2 thành viên gồm Vinaconex và Địa ốc Phú Long sẽ có bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án do các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận giữa 2 bên.
Đến cuộc họp ngày 13/8, Hội đồng quản trị Vinaconex đã quyết định thoái toàn bộ phần góp vốn điều lệ của Vinaconex tại An Khánh JVC. Đây cũng là mong muốn của Công ty Địa ốc Phú Long khi nhóm này cho biết không có nhu cầu bán phần vốn tại An Khánh JVC.
Trước đó, năm 2018, Địa ốc Phú Long đã mua lại 50% cổ phần tại dự án này từ Posco E&C của Hàn Quốc, đối tác ban đầu của Vinaconex tại Splendora.
Cùng với việc Vinaconex chính thức rút lui khỏi An Khánh JVC, một nhóm cổ đông khác sở hữu gần 30% cổ phần tại Vinaconex cũng thực hiện thoái vốn khỏi doanh nghiệp xây dựng này.
Trong 2 phiên giao dịch ngày 13 và 14/8, cổ phiếu VCG của Vinaconex ghi nhận giao dịch thỏa thuận đột biến với tổng khối lượng giao dịch của 2 phiên là gần 127,4 triệu đơn vị. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 2.500 tỷ đồng.
Điểm trùng hợp là các giao dịch thỏa thuận trên bằng đúng khối lượng sở hữu của nhóm Cường Vũ và Star Invest, 2 cổ đông này được cho là có liên quan tới Địa ốc Phú Long thuộc Sovico Holdings.
Trước đó, cuối năm 2018, công ty Cường Vũ đã chi ra hơn 2.000 tỷ đồng để mua 94 triệu cổ phần VCG, trong khi Star Invest đã mua vào 33,5 triệu cổ phiếu VCG từ quỹ đầu tư Pyn Elite với mức giá khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị gần 840 tỷ đồng.
Có thể thấy giữa Sovico Holdings và An Quý Hưng (Công ty mẹ của Vinaconex) đã đạt được thỏa thuận riêng, trong đó nhóm An Quý Hưng kiểm soát hoàn toàn Vinaconex, còn Sovico Holdings sẽ sở hữu 100% cổ phần tại Dự án Splendora An Khánh thông qua các công ty liên quan.
Chuyển động mới ở Vinaconex và Splendora An Khánh
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn
Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.
Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'
Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.
Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.