Tiêu điểm
'Với VinFast, Việt Nam muốn trở thành một cường quốc ô tô với tốc độ ánh sáng'
Ra đời được hơn 4 năm, VinFast, công ty con của một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện một nhà máy cực kì hiện đại chỉ trong chưa đầy 2 năm. Tốc độ thực hiện chính là “tài sản” của hãng xe này. Cây bút Nabil Bourassi của Tuần báo tài chính La Tribune (Pháp) bình luận sau chuyến đi tới Việt Nam trải nghiệm nhà máy sản xuất và các mẫu xe điện mới nhất của VinFast.
“Tại VinFast, mọi người học hỏi rất nhanh”
"Chúng tôi muốn nắm bắt một cơ hội", bà Lê Thủy - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu giải thích lí do vì sao Vingroup dồn mọi nguồn lực để có thể nhanh chóng đưa VinFast trở thành một nhà sản xuất ô tô toàn cầu.
Tập đoàn thành lập từ năm 1993 của ông Phạm Nhật Vượng đã nhìn thấy tiềm năng lớn lao - thậm chí rất lớn - cho VinFast để quyết tâm bắt đầu từ con số 0. Giờ đây họ đang sở hữu một nhà máy vô cùng hiện đại có mức đầu tư 5 tỷ đô la tại Hải Phòng, dự kiến xây dựng một nhà máy khác ở Bắc Carolina (Hoa Kỳ) có mức đầu tư ban đầu 2 tỷ đô la và sắp tới là một nhà máy tại Đức.
Tất nhiên, mọi việc không đơn giản. Đặc biệt là đối với một hãng xe mới tham gia thị trường. Để thiết lập các nhà máy, các quy trình công nghiệp, quản lý chuỗi cung ứng, VinFast đã tuyển dụng hàng loạt nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, hãng cũng hợp tác với những đối tác hàng đầu để thiết lập các quy trình, đặc biệt là Magna Steyr của Áo. Những đối tác đáng kể khác của họ có thể nhắc tới như Siemens, studio thiết kế nổi tiếng của Ý Pininfarina; hay ABB, nhà sản xuất robot danh tiếng của Thụy Điển, nơi cung cấp cho VinFast không dưới 1.200 robot vận hành trong nhà máy.

"Tại VinFast, mọi người học hỏi rất nhanh”, một lãnh đạo của công ty giải thích cho việc tại sao VinFast làm được như vậy. Điểm mạnh khác của VinFast là sự đầu tư mạnh mẽ từ công ty mẹ - Tập đoàn Vingroup. Con số đã lên tới hơn 7 tỷ đô la. Mọi nguồn lực của tập đoàn đều được huy động để hỗ trợ cho dự án này.
Vingroup là tập đoàn hàng đầu Việt Nam với 45 ngàn nhân viên, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: khách sạn, giải trí, bất động sản, tài chính, công nghệ... Sự ra đời của VinFast không chỉ nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho Vingroup mà ở tầm cao hơn, đó là để thực hiện một chính sách công nghiệp quốc gia thực sự.
"Các nhà lãnh đạo của Vingroup thường tự đặt ra những thách thức cao để buộc mình phải vượt ra ngoài các giới hạn thông thường", vị này chia sẻ. Trong một năm, VinFast đã lắp đặt không dưới 40.000 cổng sạc xe điện ở trong nước, so với con số 54.000 được lắp đặt ở Pháp trong hơn 5 năm. Tốc độ thực hiện là một tài sản lớn của hãng xe này.
“Thành công của VinFast là niềm tự hào dân tộc”
VinFast được hỗ trợ bởi nguồn lực khổng lồ tương xứng với khát vọng của mình. Tất nhiên, họ cần các nguồn lực mới để đi xa hơn. Đó là lí do Tập đoàn Vingroup vừa công bố kế hoạch niêm yết công ty sản xuất ô tô của mình trên thị trường New York, được cho là có thể đạt mức định giá 60 tỷ đô la.
Áp lực từ thị trường là rất lớn. Ngay cả Tesla cũng mất một thập kỉ để kiếm được những đô la đầu tiên. Nhưng có thể tin tưởng được vào VinFast khi đến thăm nhà máy sản xuất của họ. Trên một vùng đầm lầy hơn 338 ha, giờ đây đã là một tổ hợp hiện đại, sản xuất ô tô, xe buýt điện, xe máy điện và cả đóng gói pin. Mọi thứ được hoàn thiện chỉ trong 21 tháng, minh chứng cho tốc độ đáng kinh ngạc!

VinFast sẽ thâm nhập thị trường thế giới dựa vào khả năng cạnh tranh của các sản phẩm xe điện. Họ đã giới thiệu 5 mẫu xe điện bao gồm tất cả các phân khúc thị trường (SUV cỡ trung và cỡ lớn, sedan, xe đô thị). Các thông số kỹ thuật đều hướng tới mục đích mang tới những chiếc xe cao cấp, trang bị nhiều tính năng và một dịch vụ hậu mãi sáng tạo. Tất cả đều có giá bán cạnh tranh.
Sự quyết liệt trong hành động cho thấy VinFast chỉ có một mong muốn duy nhất: thành công. Tại Việt Nam, thành công của thương hiệu VinFast không chỉ là vấn đề việc làm. Đó còn là niềm tự hào dân tộc. Một đất nước từng được biết đến với lịch sử chiến tranh vệ quốc trong nhiều thế kỷ, xe điện là câu trả lời cho tương lai.
VinFast cân nhắc vay tiền chính phủ Mỹ
VinFast cân nhắc vay tiền chính phủ Mỹ
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết công ty sản xuất ô tô VinFast có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ chính phủ Mỹ cho kế hoạch mở rộng hoạt động tại đây.
Giới truyền thông quốc tế tiết lộ loạt “điểm cộng” trên VinFast VF 8
“VinFast chứng minh họ hoàn toàn có thể cạnh tranh được trên thị trường”, chuyên gia đánh giá xe của Automotive News Canada khẳng định sau khi trải nghiệm thực tế mẫu xe điện VF8 tại tổ hợp sản xuất VinFast chiều 7/4.
Vinfast chính thức nộp hồ sơ IPO tại Mỹ
VinFast hiện đang đặt cược lớn vào thị trường Hoa Kỳ, nơi họ hy vọng sẽ cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô truyền thống cũng như các hãng xe điện.
Đoàn xe điện VinFast tạo hình chữ V khổng lồ bên Vịnh Hạ Long
Sáng 7/4, 100 chiếc VF e34 đã làm nên khoảnh khắc lịch sử trong hành trình “Cùng VF e34 chinh phục địa đầu Tổ quốc” khi cùng nhau xếp thành biểu tượng chữ V khổng lồ tại Quảng trường 30/10 (thành phố Hạ Long). Gần 300 VinFaster đã sẵn sàng cho hành trình chinh phục mũi Sa Vĩ – điểm địa đầu cực Đông Bắc Tổ quốc.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.