Tiêu điểm
Vốn FDI chảy mạnh vào khu công nghiệp
Ngay trong đầu năm 2022, hàng loạt doanh nghiệp FDI đã đầu tư nhà máy, khu công nghiệp lớn tại Việt Nam để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Gần đây nhất, trong tháng 3/2022, Savills Việt Nam đã hỗ trợ Tập đoàn Fuchs thuê thành công khu đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tập đoàn dầu nhớt hàng đầu của Đức này đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam với việc thuê dài hạn khu đất 20.000 m2 tại Khu công nghiệp Chuyên sâu Phú Mỹ 3.
Theo ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam, hợp đồng thuê 55 năm của Fuchs đã cho thấy sự tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của Bà Rịa - Vũng Tàu và nhu cầu của những khách thuê đa quốc gia trong việc cân nhắc các điểm đến thay thế tại Việt Nam.
Trong đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ có giá thuê cạnh tranh, cơ sở hạ tầng phù hợp cho nhóm ngành công nghiệp trung bình và công nghiệp nặng mà còn có khoảng cách gần với một cụm cảng biển đang phát triển.
Trước đó, vào tháng 2/2022, Savills Việt Nam cũng thực hiện thành công thương vụ thuê nhà xưởng giữa framas và KTG Industrial. Nhà sản xuất máy ép phun hàng đầu của Đức này đã thuê một cơ sở xây sẵn rộng 20.000 m2 tại KTG Industrial Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai.
Hợp đồng thuê có thời hạn 10 năm được ký vào cuối đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất của Việt Nam thể hiện sức mạnh không ngừng của nền kinh tế Việt Nam và lĩnh vực bất động sản công nghiệp trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Về phía các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp, thị trường trong 3 tháng qua đã rất sôi động với những khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD tại các khu công nghiệp trên cả nước.
Đơn cử như cuối tháng 12/2021, Gaw NP Industrial đã khởi công dự án nhà máy xây sẵn (RBF) rộng 16 ha tại Trung tâm Công nghiệp GNP Yên Bình 2. Cuối tháng 2, dự án nhà xưởng và nhà kho tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh, tỉnh Long An với quy mô 13,4 ha cũng đã được khởi công.
Một thương vụ khác, ngày 17/2, LOGOS Viet Nam Logistics Venture đã thực hiện thương vụ M&A thứ 4 tại Việt Nam. LOGOS và Manulife Investment Management đã thiết lập mối quan hệ đối tác liên doanh để mua lại một nhà xưởng logistics hiện đại xây theo yêu cầu có tổng diện tích 116.000 m2 với giá trị đầu tư lên đến 80 triệu USD.
Tại phía Bắc, CapitaLand Development đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư 1 tỷ USD với tỉnh Bắc Giang để phát triển khu công nghiệp, khu hậu cần và khu đô thị đầu tiên của CLD tại Việt Nam.
Cùng với đó, Công ty Cổ phần Phát triển công nghiệp BW đã mua đất Khu công nghiệp DEEP C với quy mô khoảng 74.000 m2 tại Khu công nghiệp Bắc Tiên Phong, tỉnh Quảng Ninh.
Trước những diễn biến tích cực trên thị trường, ông John Campbell cho rằng, bên cạnh kế hoạch mở cửa trở lại, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như khả năng phục hồi và thích ứng tuyệt đối của các doanh nghiệp trong nước cho thấy một tương lai đầy hứa hẹn. Những yếu tố này đang cho thấy một bức tranh tươi sáng về việc ngành công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ.
Chuyên gia Savills tin rằng việc mở cửa trở lại là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế, đồng thời hứa hẹn một năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp.
Mặt khác, lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong những tháng đầu năm cũng đang trên đà phục hồi và làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường.
Chỉ số PMI ngành công nghiệp và sản lượng công nghiệp cải thiện trong tháng 2 đầu năm vẫn đang trên đà phục hồi trong bối cảnh đại dịch Covid-19, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng hơn nữa và niềm tin được duy trì. Theo HIS Markit, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 2/2022 đã tăng lên mức 54,3 so với con số 53,7 của tháng 1/2022.
Tháng 2 không chỉ là tháng tăng trưởng thứ năm liên tiếp trong hoạt động sản xuất mà còn có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 4/2021. Cụ thể, cả sản lượng và số đơn đặt hàng mới đều tăng mạnh nhất trong 10 tháng, trong đó lượng đơn hàng xuất khẩu tăng rõ rệt.
Trong tháng 2 vừa qua, sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, tăng mạnh so với mức tăng 2,8% của tháng 1. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tăng nhanh ở lĩnh vực sản xuất cũng đã được cải thiện từ 2,8% trong tháng 1 lên mức 10% trong tháng 2.
Theo số liệu FDI 2 tháng đầu năm, Bắc Ninh dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với việc thu hút được 924 triệu USD vốn FDI, chiếm gần 18,5% tổng vốn FDI cả nước trong kỳ.
Nổi bật trong đó là khoản bổ sung vốn trị giá 920 triệu USD của Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, thuộc Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, giúp nâng tổng vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Bình tại thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) lên 2,27 tỷ USD.
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phát triển vượt kỳ vọng trong năm 2022 khi nhu cầu trong nước phục hồi cũng như dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vẫn duy trì ổn định. Bên cạnh đó, các điều kiện kinh doanh được cải thiện đáng kể trong 5 tháng qua sau những cản trở của đợt bùng phát dịch Covid-19 biến chủng Delta năm 2021, ông John Campbell nhấn mạnh.
Bất động sản khu công nghiệp duy trì sức nóng
Nguy cơ giá thuê khu công nghiệp phía Nam tăng cao
Theo ông Alex Crane, Giám đốc điều hành của Kight Frank Việt Nam Property Services, nguồn cung mới bất động sản công nghiệp phía Nam hạn chế hơn phía Bắc trong khi nhu cầu cao nên có thể dẫn đến thiếu hụt quỹ đất.
Bắc Giang có thêm 20 khu công nghiệp mới trong 8 năm tới
Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng trong thời gian tới.
Phát Đạt đầu tư khu công nghiệp 2.000ha ở Đồng Tháp
Tiếp nối dự án khu công nghiệp đô thị dịch vụ Dung Quất (Quảng Ngãi), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI) tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại Đồng Tháp với các dự án Khu công nghiệp tại huyện Cao Lãnh, có tổng diện tích 2.000ha đến năm 2030.
Bất động sản khu công nghiệp duy trì sức nóng
Công ty Chứng khoán VNDirect đánh giá hai động lực kép cho bất động sản khung công nghiệp trong năm 2022 gồm nhu cầu cao và đẩy mạnh mở rộng nguồn cung mới.
Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.
Đâu là yếu tố then chốt quyết định triển vọng kinh tế Việt Nam?
IMF đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán thương mại và bị hạn chế bởi bất định toàn cầu tăng cao.
Quảng Ninh gọi tên doanh nghiệp trong hành trình nâng tầm du lịch
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm
Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu
Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.
Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế
Tập đoàn Danh Khôi chính thức đổi tên, rẽ hướng sang kinh doanh đa ngành với mục tiêu doanh thu xấp xỉ "nghìn tỷ" ngay trong năm nay.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng
Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.
Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt
Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.
Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan
ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.