Tiêu điểm
Bắc Giang có thêm 20 khu công nghiệp mới trong 8 năm tới
Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng trong thời gian tới.
"Đến năm 2030, Bắc Giang quy hoạch 29 khu công nghiệp với diện tích khoảng 7.000ha (trong đó có 12 khu công nghiệp – đô thị - dịch vụ) và 63 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 3.006ha".
Đây là một trong những nội dung quan trọng có trong quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành.
Hiện, tỉnh đã có 9 khu công nghiệp đã thành lập và có trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Thời gian tới, 20 khu công nghiệp mới sẽ được xây dựng.
Từ đó đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. Đồng thời có quy mô GRDP đứng trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước và đứng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Bắc Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng.
Các khu vực bố trí tập trung các khu, cụm công nghiệp gồm theo trục hành lang QL1A, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; trục hành lang ĐT398, ĐT296 – ĐT295 – QL37 – QL17 – DDT299; khu vực công nghiệp phía Đông theo tuyến hành lang ĐT293 – QL37, vành đai V.
Phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Bắc Giang bao gồm toàn bộ tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 389.589 ha, thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Ranh giới phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn và một phần tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.
Cũng theo quyết định, quy hoạch phân vùng không gian của tỉnh Bắc Giang thành ba vùng, gồm: Vùng trọng điểm (vùng Tây Nam) gồm các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, TP. Bắc Giang và một phần phía Nam huyện Lạng Giang, Tây - Tây Nam huyện Lục Nam, lấy TP. Bắc Giang là trung tâm vùng.
Vùng phía Đông gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, lấy thị trấn Chũ là trung tâm vùng. Còn vùng phía Bắc gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, lấy thị trấn Vôi là trung tâm vùng.
Về phát triển mạng lưới đô thị, đến năm 2030, toàn tỉnh có 29 đô thị gồm: Một đô thị loại I (TP. Bắc Giang); một đô thị loại III (thị xã Việt Yên); 4 đô thị loại IV (thị xã Hiệp Hòa, thị trấn Chũ mở rộng, thị trấn Vôi và thị trấn Đồi Ngô); 26 thị trấn là đô thị loại V gồm 9 đô thị hiện có và 14 đô thị thành lập mới. Quy hoạch 23 khu đô thị - dịch vụ gắn với quy hoạch các khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao.
Về phương án thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng thời kỳ 2021 – 2030, thực hiện thu hồi 34.598ha đất nông nghiệp, 1.947ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Chuyển mục đích sử dụng 34.598ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 5.344 ha.
Đồng thời, đưa khoảng 2.695ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp 2.456ha (quy hoạch phát triển rừng, trồng cây lâu năm..), cho mục đích đất phi nông nghiệp 239ha.
Bắc Giang đang là vùng trũng của dòng tiền đầu tư
Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đẩy mạnh liên kết vùng
Việc phát triển liên kết vùng, hợp tác hóa lãnh thổ giữa ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương sẽ ngày càng đi vào thực chất theo nguyên tắc “chia sẻ - đồng thuận - cùng phát triển”.
40 dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng tại Bắc Giang
Trong quý IV/2021, địa bàn tỉnh Bắc Giang ghi nhận 40 dự án khu đô thị, khu dân cư, dự án nhà ở chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở theo quy định.
10 dự án lớn tại Bắc Giang gặp khó
Năng lực tài chính nhà đầu tư hạn chế, khó khăn huy động vốn vay, trở ngại trong giải phóng mặt bằng là những nguyên nhân cơ bản khiến hàng loạt dự án lớn tại Bắc Giang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, khó khăn kéo dài.
Bắc Giang đang là vùng trũng của dòng tiền đầu tư
Đó là nhận định của TS. Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong chương trình đối thoại "Luồng xanh bất động sản cuối năm 2021 – Cơ hội nào cho thị trường Bắc Giang".
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.