Leader talk

Vòng xoáy với du lịch nội địa từ giá vé máy bay tăng

Kiều Mai Thứ bảy, 20/07/2024 - 13:17

Vòng xoáy xấu nhất với du lịch nội địa là khi chi phí gia tăng khiến du khách không muốn đi du lịch nữa.

Sau khoảng thời gian phát triển rất tốt trong giai đoạn hậu dịch Covid-19, du lịch nội địa đã cho thấy một số dấu hiệu phát triển chậm lại trong năm nay.

Theo ông Trần Trọng Kiên, CEO của Thiên Minh Group, số lượng người dân đi du lịch giảm nhẹ một phần là bởi họ đã có các chuyến đi trong khoảng 2 – 3 năm vừa qua.

Số khách du lịch bằng đường hàng không cũng ít đi khi giá vé máy bay tăng cao.

Cùng với đó, chất lượng đường bộ phát triển nhanh thời gian qua cùng số lượng xe ô tô cá nhân nhiều hơn đã thúc đẩy nhiều người di chuyển bằng xe cá nhân hoặc tàu hỏa do chất lượng tàu hỏa được cải thiện.

Không chỉ vậy, khả năng chi trả của người dân nói chung trong 1 – 2 năm qua cũng thấp hơn so với các năm trước.

Điều đáng lo ngại về tình hình này là khả năng người dân không muốn đi du lịch nữa và cuối cùng, quyết định không đi du lịch nữa, ông Kiên cảnh báo.

“Vòng xoáy xấu nhất có thể xảy ra là khi giá tour tăng vì giá vé máy bay tăng, các khách sạn sẽ phải giảm giá để đón khách. Khi đó, khách sạn sẽ không có tiền đầu tư vào con người, cơ sở, dẫn tới chất lượng phục vụ bị ảnh hưởng, làm giảm trải nghiệm của du khách trong khi mức họ phải chi trả không hề thấp. Điều này khiến du khách không muốn đi du lịch nữa và không đi du lịch nữa”, ông Kiên phân tích.

Chưa dừng lại, diễn biến này của du khách sẽ dẫn tới lượng khách sụt giảm, kéo theo số chuyến bay giảm, giá vé tăng lên và vòng xoáy cứ thế tiếp diễn.

Vòng xoáy với du lịch nội địa từ giá vé máy bay tăng
Giá vé máy bay tăng thời gian qua đã khiến lượng khách nội địa qua đường hàng không giảm. Ảnh: Hoàng Anh

Theo đánh giá của Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), giá vé máy bay nội địa tăng cao không chỉ tác động tới doanh thu của các hãng hàng không, mà còn ảnh hưởng đến ngành du lịch và sinh kế của những người dân tại các điểm đến.

Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cũng cho thấy sự chậm lại của du lịch nội địa khi giá vé máy bay tăng cao.

Nửa đầu năm nay, khách nội địa qua đường hàng không chỉ đạt khoảng 17 triệu lượt, giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không Việt Nam đã chiều chỉnh giảm cung ứng trên các đường bay nội đia, khiến thị trường này giảm so với cùng kỳ năm ngoái và so với năm 2019 – thời trước dịch.

Báo cáo từ Cục này cũng cho biết, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay nội địa trong giai đoạn giữa tháng 6 tới giữa tháng 7 ở mức trung bình thấp. Các ngày cận kề có tỷ lệ đặt chỗ cao hơn, song chỉ xuất hiện trên một số đường bay kết nối các điểm du lịch từ các địa phương.

Tăng cường kết nối là chìa khóa

Ông Kiên đề xuất, để có thể chặn lại vòng xoáy, cần sự kết hợp giữa các hãng hàng không cũng như cơ quan quản lý điểm đến để tạo ra môi trường du lịch có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách.

Bên cạnh đó, các hãng lữ hành, tour du lịch cần có các giải pháp để chấp nhận nhiều hơn du khách di chuyển bằng tàu hỏa, ô tô, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch nội địa nhanh hơn nữa.

Về phía TAB, cơ quan này khuyến nghị, các hãng hàng không triển khai lại các chương trình khuyến mãi và ưu đãi, đồng thời, duy trì chất lượng dịch vụ cao để thu hút và giữ chân khách hàng.

Việc các hãng hàng không cam kết với công ty du lịch ổn định cả về giá cả và chất lượng sẽ tạo động lực cho ngành du lịch và hàng không cùng phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp khách sạn nên áp dụng chính sách nhận và trả phòng linh hoạt để khuyến khích du khách bay đi và về vào các khung giờ không cao điểm của các đường bay nội địa, qua đó có thể tận dụng được giá giảm của vé máy bay.

Từng chia sẻ với TheLEADER, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký của TAB, cho rằng, không chỉ cần cải thiện dịch vụ hàng không mà ngành du lịch cũng cần phải nhìn nhận lại.

“Hợp tác giữa du lịch và hàng không chưa thật sự gắn bó. Hai bên cần một cơ chế chung và TAB rất mong muốn Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch có thể điều phối và thúc đẩy”.

Một trong những ví dụ nổi bật cho sự hợp tác này là Thái Lan khi đã hình thành được chuỗi dịch vụ cho du khách, từ hàng không, nhà hàng, khách sạn tới các cửa hàng bán đồ lưu niệm và các bên sẵn sàng chia bớt một phần lợi nhuận để hỗ trợ nhau, hỗ trợ hàng không đưa khách tới.

Ông Chính nhấn mạnh: “Câu chuyện phát triển du lịch không nên chỉ giao cho ngành hàng không hay ngành du lịch, mà tất cả các bên liên quan cần phải vào cuộc, từ các cơ quan quản lý cấp cao tới các sở ban ngành địa phương, phải cùng ngồi với doanh nghiệp để ra được các phương án hợp lý cho các bên”.

Bay nội địa ế khách giữa cao điểm du lịch hè

Bay nội địa ế khách giữa cao điểm du lịch hè

Tiêu điểm -  2 tháng
Nhiều yếu tố, từ giá vé máy bay cao đến thay đổi trong hành vi du lịch của khách hàng, đã góp phần vào sự sụt giảm này.
Bay nội địa ế khách giữa cao điểm du lịch hè

Bay nội địa ế khách giữa cao điểm du lịch hè

Tiêu điểm -  2 tháng
Nhiều yếu tố, từ giá vé máy bay cao đến thay đổi trong hành vi du lịch của khách hàng, đã góp phần vào sự sụt giảm này.
8 khu vực động lực phát triển du lịch

8 khu vực động lực phát triển du lịch

Tiêu điểm -  3 tháng

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025 là Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Bộ trưởng nói gì về giải pháp nâng hạng du lịch?

Bộ trưởng nói gì về giải pháp nâng hạng du lịch?

Tiêu điểm -  3 tháng

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, để nâng cao thứ hạng, cần giữ các yếu tố được xếp cao và tập trung cải thiện những chỉ số đang có xếp hạng thấp.

Đường đi cho sản phẩm du lịch đêm

Đường đi cho sản phẩm du lịch đêm

Tiêu điểm -  3 tháng

Phát triển du lịch đêm cần giải được bài toán quy hoạch, xác định rõ địa điểm cũng như nên cho phép doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư.

Khách Việt hào hứng đi du lịch nước ngoài

Khách Việt hào hứng đi du lịch nước ngoài

Tiêu điểm -  3 tháng

Phần lớn khách Việt dự định đi du lịch nước ngoài sắp tới là người lớn tuổi.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  1 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  21 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.