8 khu vực động lực phát triển du lịch

Phương Anh Thứ bảy, 15/06/2024 - 10:30

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025 là Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Việt Nam sẽ có tám khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch, theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt 

Cụ thể, đến năm 2030, ngành du lịch sẽ tập trung hình thành sáu khu vực động lực, bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình; Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh; Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam.

Ngoài ra còn có Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận - Bình Thuận; TP.HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu và Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau.

Sau năm 2030, ngành du lịch sẽ hình thành thêm hai khu vực động lực, bao gồm Lào Cai – Hà Giang để thúc đẩy trung du và miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.

Cùng với đó là Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên nhằm gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6.

Ngoài các khu vực động lực phát triển, ngành du lịch còn phát triển 11 trung tâm du lịch gắn với các đô thị có tiềm năng và lợi thế nổi trội, gồm: Hạ Long, Ninh Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc.

Những trung tâm này sẽ được ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ gắn với các định hướng phát triển kinh tế ban đêm.

Tổng nhu cầu đầu tư dự kiến là khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn tới 2025 cần khoảng 1.600 nghìn tỷ đồng và số còn lại được dành cho giai đoạn tới năm 2030.

Số tiền này sẽ được tập trung ưu tiên cho các khu vực động lực phát triển du lịch và các địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025 là Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Theo quy hoạch, Việt Nam phấn đấu đón 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế, 130 triệu lượt khách nội địa vào năm sau.

Đến năm 2030, phấn đấu đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 – 18% GDP.

Đối với thị trường nội địa, theo quy hoạch, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ là thời gian phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa. Giai đoạn 2026 – 2030 là thời điểm đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.

Với thị trường quốc tế, mục tiêu là phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi như Ấn Độ, các nước Trung Đông.

Tới năm 2030, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống, đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Giảm giá vé máy bay bằng cách nào?

Giảm giá vé máy bay bằng cách nào?

Tiêu điểm -  3 tháng
Một trong những giải pháp được đề xuất là tạo cơ chế động lực cho các hãng hàng không đưa thêm máy bay về để phục vụ thị trường nội địa.
Giảm giá vé máy bay bằng cách nào?

Giảm giá vé máy bay bằng cách nào?

Tiêu điểm -  3 tháng
Một trong những giải pháp được đề xuất là tạo cơ chế động lực cho các hãng hàng không đưa thêm máy bay về để phục vụ thị trường nội địa.
Bộ trưởng nói gì về giải pháp nâng hạng du lịch?

Bộ trưởng nói gì về giải pháp nâng hạng du lịch?

Tiêu điểm -  3 tháng

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, để nâng cao thứ hạng, cần giữ các yếu tố được xếp cao và tập trung cải thiện những chỉ số đang có xếp hạng thấp.

Đường đi cho sản phẩm du lịch đêm

Đường đi cho sản phẩm du lịch đêm

Tiêu điểm -  3 tháng

Phát triển du lịch đêm cần giải được bài toán quy hoạch, xác định rõ địa điểm cũng như nên cho phép doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư.

Khách Việt hào hứng đi du lịch nước ngoài

Khách Việt hào hứng đi du lịch nước ngoài

Tiêu điểm -  3 tháng

Phần lớn khách Việt dự định đi du lịch nước ngoài sắp tới là người lớn tuổi.

MICE - Nguồn vàng du lịch chưa khai thác hết

MICE - Nguồn vàng du lịch chưa khai thác hết

Tiêu điểm -  3 tháng

Chi tiêu cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, khách MICE đóng vai trò quan trọng với du lịch nhưng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  3 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  8 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  9 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.