Doanh nghiệp
“Vua thép” Trần Đình Long và triết lý “chưa cần nói đến thụt lùi, chỉ cần đứng lại đã là chết"
Sau 26 năm đặt nền móng và không ngừng phát triển, Trần Đình Long từ anh sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế Quốc dân nay đã trở thành vị doanh nhân giàu có và quyền lực nhất trong ngành thép, được tạp chí Forbes xếp vào danh sách những tỷ phú đô la của thế giới.
“Hòa hợp” và “Phát triển”
Rất hiếm khi người ta thấy ông Trần Đình Long xuất hiện trên mặt báo chia sẻ về bài học thành công hay kinh nghiệm khởi nghiệp. Động lực lớn nhất để ông trả lời báo giới, có lẽ là để đưa ra những tuyên bố về tăng trưởng, về định hướng kinh doanh hay tham vọng mà Hòa Phát đang hướng đến.
“Trong vòng 3 năm nữa, Hòa Phát sẽ có tầm vóc mới, với doanh thu đạt 100.000 tỉ đồng”, ông Long nói trong một lần trả lời báo chí mới đây.
Mặc dù vậy, ít ai ngờ rằng, ông Long lại là một trong những nhà khởi nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986, ông Long cùng vài người bạn học, trong đó có ông Trần Tuấn Dương, Phó chủ tịch Hòa Phát hiện tại, rủ nhau thành lập công ty chuyên buôn đồ cũ từ Nga về.
Thuộc nhóm những công ty đầu tiên ra đời sau Luật doanh nghiệp năm 1990, nhưng việc thành lập công ty của Hòa Phát cũng không hề dễ dàng. Các thành viên phải đi vay mượn tiền, góp vài chục triệu vào ngân hàng để phong tỏa tài khoản, xin giấy phép xác định nhân thân từng người và “mượn” luôn nhà ông Long làm địa chỉ đăng ký hồ sơ doanh nghiệp.
Năm 1992, công ty đầu tiên thành lập có tên là Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng Hòa Phát, “Hòa Phát” ở đây mang ý nghĩa “Hòa hợp” và “Phát triển”. Và đúng như mong đợi từ những nhà sáng lập, trải qua gần 3 thập kỷ thăng trầm, dàn lãnh đạo kỳ cựu vẫn tiếp tục “hòa hợp” để đưa doanh nghiệp trên đà phát triển
Năm 1993, các thành viên trong công ty quyết định thực hiện chuyến đi khảo sát thị trường nước ngoài đầu tiên. Khi đó, ông Long, ông Dương phải đi bằng hộ chiếu đường biên vì thời đó công ty tư nhân không được phép xuất nhập khẩu với nước ngoài.
Đi qua núi, trời lại mưa, các thành viên trong đoàn khảo sát phải bò qua bằng cả hai tay hai chân nếu không trơn ngã. Người nào người nấy lấm bê bết bùn đất, bò qua biên giới mấy cây số. Dù đi rất khổ sở, nhưng ông Dương vẫn đánh giá đó là lần đầu sang nước ngoài nhập hàng một cách “tương đối bài bản”.
Dàn lãnh đạo công ty khảo sát thị trường sau khi thành lập Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng. Từ phải qua: ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Trần Tuấn Dương.Cái hay của ông Long là luôn nhìn thấy cơ hội đầu tư mới trong lúc giải quyết những khó khăn riêng của doanh nghiệp. Năm 1994, khi đi mua bàn ghế cho văn phòng mới nằm trên đường Giải Phóng, ông Long nhận thấy thị trường khi đó chỉ mua 2, 3 cái bàn và vài chục cái ghế để ngồi làm việc cũng đã là một vấn đề nan giải.
Nhìn ra tiềm năng của thị trường nội thất văn phòng đó, Hòa Phát quyết định thành lập công ty nội thất, buôn đồ từ Đài Loan, Malaysia rồi Singapore về Việt Nam.
Rồi cũng từ việc công ty thiết bị phụ tùng thường xuyên phải mua ống thép về làm giàn giáo, nhưng thu mua khó khăn, phải chờ đợi, xin phê duyệt rất lâu, ông Long mới nảy ra ý nghĩ tự làm luôn ống thép.
Cứ gặp khó ở đâu, ông Long và các cộng sự lại nhìn thấy tiềm năng kinh doanh ở đó, thế là lần lượt các ngành kinh doanh ống thép, thép công nghiệp, điện lạnh, bất động sản, tôn mạ, nông nghiệp được bổ sung vào danh mục đầu tư.
Tới năm 2007, các lĩnh vực kinh doanh được tập trung lại dưới trướng của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Trong đó, ông Trần Đình Long giữ vai trò Chủ tịch tập đoàn.
Chỉ cần đứng lại đã là chết
Năm 2017, doanh thu của Hòa Phát đạt 46,7 nghìn ti đồng, cao hơn bất kỳ doanh nghiệp thép nào trong nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức kỷ lục trên 8.000 tỉ đồng, vượt xa so với kế hoạch đề ra.
Hòa Phát kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như thép, nội thất, nông nghiệp. Nhưng nhóm ngành thép vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tới gần 90% doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Ước tính, Hòa Phát đang chiếm khoảng 24% thị phần thép tại Việt Nam.
Song những kết quả kinh doanh khả quan chưa đủ để thỏa mãn vị chủ tịch. “Doanh nghiệp luôn phải phát triển, chưa cần nói đến thụt lùi, chỉ cần đứng lại là chết”, ông Long đánh giá. Theo ông, Hòa Phát vẫn sẽ phải chiến đấu để tiếp tục tăng trưởng, tăng thị phần.
Hòa Phát có cơ sở để tin rằng mình sẽ tiếp tục phát triển. Giữa năm nay, dự án tôn mạ màu công suất 400.000 tấn/năm sẽ chính thức đi vào hoạt động, cùng với đó là một dây chuyền cán tại Khu liên hợp Dung Quất cũng sẽ bắt đầu chạy trong tháng 7.
Nhóm mảng đầu tư ngoài thép, bao gồm dự án chăn nuôi lợn được dự tính bắt đầu cho doanh thu từ quý 3 và dự án bất động sản Mandarin Garden 2 sẽ kết thúc quá trình bàn giao nhà trong năm 2018.
Các công ty chứng khoán ước tính, Hòa Phát có thể đạt doanh thu 58 nghin tỉ đồng trong năm nay cùng lợi nhuận tiếp tục tăng lên mức 9,4 nghìn tỉ đồng.
Về dài hạn, Hòa Phát cũng vẽ nên bức tranh tích cực, kể cả khi hàng rào bảo hộ ngành thép sẽ bị gỡ bỏ vào năm 2020. Khi khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành, công suất thép xây dựng của Hòa Phát có thể đạt 4 triệu tấn mỗi năm, gấp đôi so với công suất hiện nay.
Quan trọng hơn, khu liên hợp ở Dung Quất nằm ở vị trí rất thuận lợi cho Hòa Phát xâm chiếm thị trường thép phía Nam, vốn là điểm yếu cố hữu của tập đoàn này.
Hòa Phát hiện chỉ chiếm 8% thị phần thép miền Nam, thấp hơn rất nhiều so với con số 34% thị phần tại miền Bắc, vì vậy "Nam tiến" đang là nước cờ được ông Long và các cộng sự ở Hòa Phát tập trung.
Bên cạnh vị trí, Hòa Phát cũng tỏ rõ ưu thế vượt trội về công nghệ. Nếu các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất thép chủ yếu bằng công nghệ lò điện, thì Hòa Phát đã áp dụng công nghệ lò cao với nguyên liệu đầu vào là quắn sắt và than coke.
Từ 2009 đến nay, các Khu liên hợp của Hòa Phát tại Hải Dương đi vào hoạt động đã chứng minh được lợi thế về giá thành so với công nghệ lò điện, khi Hòa Phát luôn nhanh chóng đạt tối đa công suất thiết kế sau khi các nhà máy mới hoàn thành nhờ vào giá thành sản xuất thấp.
"Sau khi giai đoạn 1 Dung Quất hoàn thành, HPG có thể gia tăng thị phần từ mức 24% như hiện tại lên 36% toàn ngành, giúp gia tăng khả năng chi phối và ổn định giá bán thép trên thịtrường của HPG, đảm bảo duy trì được biên lợi nhuận tốt ngay cả khi thuế tự vệ dành cho thép xây dựng hết hiệu lực vào năm 2020", công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá.
Các nhà đầu tư cũng tỏ ra lạc quan trước tương lai của Hòa Phát. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu Hòa Phát đã trên mức 60.000 đồng/cổ phiếu. PE - chỉ số phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp đã đạt trên 12 lần, cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành thép, vốn chỉ khoảng từ 6 - 8 lần.
Tuy nhiên, cũng không phải là không có những lo ngại. Thép là ngành rất nhạy cảm bởi chịu tác động từ nhiều tham số cả trong và ngoài nước. Hiện vẫn có lo ngại về sức tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của Hòa Phát sau này, hay nói đơn giản, khi nhu cầu xây dựng giảm xuống, năng suất khổng lồ của Hòa Phát sẽ trở thành gánh nặng cho chính doanh nghiệp này.
“Vài năm nay, mọi người nhìn ngành thép rất xấu, nhưng với những nước công nghiệp hoá mới như Việt Nam, thép vẫn là ngành xương sống và nhu cầu thép vẫn còn tăng. Hòa Phát sẽ cẩn trọng, nhưng đã làm là nhanh, rất nhanh”, ông Long tự tin.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long và Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương trở thành tỷ phú thế giới
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.
Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh
Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?
Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.
Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực
Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.
Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất
Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.