Vướng mắc phát triển cụm công nghiệp tại Lạng Sơn

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 20/03/2022 - 17:28

Nhiều năm qua, việc chấp thuận cho dự án vào cụm công nghiệp khi chưa thành lập, đầu tư hạ tầng đã dẫn tới tình trạng chồng chéo trong quản lý tại tỉnh Lạng Sơn.

Một số nhà đầu tư quan tâm tới các CCN đã được rà soát đưa vào phương án phát triển CCN, tuy nhiên mới đang được chờ tích hợp vào quy hoạch tỉnh, chưa có cơ sở để triển khai thực hiện.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do tỉnh không có quỹ đất sạch phục vụ sản xuất công nghiệp nên đã tạm thời hướng dẫn, giới thiệu vào các vị trí thuận lợi nhằm thu hút đầu tư, trong đó có các CCN đã có quy hoạch chi tiết nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Qua đó, Sở Công thương kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo rà soát tình trạng đầu tư dự án trong đất các CCN đã có quy hoạch và dự kiến quy hoạch, trong khi chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy định.

Cụ thể, khi xem xét cấp chứng nhận dự án đầu tư vào các CCN đã được quy hoạch nhưng chưa được thành lập, thì nhà đầu tư đồng thời phải đăng ký làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Điển hình, Công ty CP Dầu khí Thái Dương (nay đổi tên thành Công ty CP đầu tư TDG Global) xin làm chủ đầu tư hạ tầng CCN Bắc Sơn 2, đồng thời đầu tư xây dựng nhà máy điện sinh khối trong CCN do chính mình làm chủ đầu tư.

Xử lý tồn tại đối với một số dự án đã và đang hoạt động ổn định trong các CCN Na Dương, hiện nay đang thực hiện thủ tục thành lập CCN. Sau khi hạ tầng CCN do chủ đầu tư hoàn thiện, phải tuân thủ nghĩa vụ của nhà đầu tư thứ cấp với chủ đầu tư theo quy định (trường hợp Công ty TNHH Soonglee Lạng Sơn, Công ty CP Toàn Phát và một số dự án khác).

Sở cũng đề nghị tỉnh rà soát xử lý các dự án chưa có hoạt động đầu tư (sau khi được cấp chứng nhận đầu tư) tại các CCN Na Dương (doanh nghiệp Thái Chí Quân; Công ty CP Đầu tư quốc tế Tân Hà). Trường hợp cần thiết, xem xét thu hồi dự án để trả lại quỹ đất sạch nhằm tạo hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN (hiện nay đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm).

Theo quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020, xét đến năm 2025, toàn tỉnh quy hoạch 16 CCN với tổng diện tích khoảng 537ha. Hiện có 6 CCN đã được lập quy hoạch chi tiết, nhưng đều chưa được thành lập gồm: CCN Hợp Thành 1 và Hợp Thành 2 (tổng diện tích khoảng 49ha tại huyện Cao Lộc), 4 CCN Na Dương (1, 2, 3, 4) tại huyện Lộc Bình (tổng diện tích 150ha).

CCN Na Dương 1 (20ha) hiện đang được Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Gia Bắc Ninh đăng ký làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong CCN đã có 2 dự án hoạt động gồm: Chế biến nhựa thông với diện tích 3,5ha (Công ty TNHH Soonglee Lạng Sơn) và chế biến gỗ của doanh nghiệp Thái Chí Quân (chưa khởi công xây dựng).

CCN Na Dương 2 (50ha) đang có Công ty CP dầu khí Việt Nam nghiên cứu đầu tư thành lập CCN. Trong CCN không có dự án đầu tư đang hoạt động. CCN Na Dương 3 (50ha) đang được Công ty TNHH MTV Đức Kiên Lạng Sơn đăng ký làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN. Hiện tại có 1 dự án (Công ty CP đầu tư quốc tế Tân Hà) chế biến nhựa thông và quả hồi; đã được chấp thuận đầu tư từ tháng 10/2020 nhưng chưa khởi công.

Đối với các CCN Na Dương hiện đều có tình trạng cấp dự án đầu tư trong CCN trong khi CCN chưa được thành lập, chưa có hạ tầng CCN nên tình trạng hoạt động của các dự án không đảm bảo về môi trường, không đảm bảo các quy định về hoạt động CCN, rất vướng mắc trong việc thu hút nhà đầu tư CCN và quản lý kinh doanh CCN sau này.

Thời gian qua, tại các CCN Na Dương tiếp tục ghi nhận một số dự án đầu tư xin thực hiện trong cụm. Hiện tại đang có dự án Nhà máy chế biến gỗ bóc và sản xuất ván ép Lộc Bình do Công ty CP chế biến lâm sản Việt xin đăng ký thực hiện, về việc này cần phải xem xét thực hiện đồng bộ, đảm bảo đầu tư, hoạt động CCN trong tương lai, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Hiện nay đang có một số nhà đầu tư quan tâm tới các CCN đã được rà soát đưa vào phương án phát triển CCN, tuy nhiên mới đang được chờ tích hợp vào quy hoạch tỉnh, chưa có cơ sở để triển khai thực hiện trong khi Quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt (dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt, công bố tháng 10-tháng 12/2022.

Từ nhu cầu thực tế và chỉ đạo của UBND tỉnh cho phép bổ sung một số CCN cần thiết, cấp bách, có nhà đầu tư quan tâm (trong khi quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt) để bổ sung vào Quy hoạch giai đoạn 2011-2020, 3 huyện (Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Lãng) đã đề nghị bổ sung các CCN riêng lẻ vào quy hoạch tỉnh để triển khai ngay trong năm 2022. Các CCN thuộc danh mục này gồm: Hòa Sơn 1, Hồ Sơn 1, Minh Sơn, Văn Lãng 2, CCN phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ và Đình Lập.

Như TheLEADER đã thông tin, sức hút đầu tư của lĩnh vực công nghiệp tại Lạng Sơn đã thể hiện rõ ràng ngay từ trong năm 2021 lẫn những ngày đầu năm 2022, khi đón nhận hàng loạt đề xuất của nhà đầu tư.

Điển hình, là trường hợp liên quan tới các cụm công nghiệp tại huyện Hữu Lũng. Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển Trường An đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch và làm chủ đầu tư dự án 2 cụm công nghiệp (Hồ Sơn 1, Hồ Sơn 2) quy mô khoảng 150ha (tại các xã Cai Kinh, Tân Thành và Hồ Sơn thuộc huyện Hữu Lũng).

Tại xã Tân Thành ghi nhận quan tâm của Công ty CP Tập đoàn Tiến Bộ khi đưa ra đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư dự án cụm công nghiệp số 1, số 2 (quy mô khoảng 149ha). 

Cũng tại huyện Hữu Lũng, Công ty CP lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An (vốn điều lệ 60 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An nắm 97,27%) đăng ký làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Minh Sơn (khoảng 55ha, tổng mức đầu tư 460 tỷ đồng).

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  12 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  16 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  16 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?