Leader talk
'Vướng vào đất đai không rõ ràng, không ai dám làm'
TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh phải xóa bỏ được những nghi ngại cùng tâm lý sợ trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương để khơi thông dòng chảy bất động sản.

Chỉ có thay đổi mạnh mẽ, mang tính đột phá từ ba chủ thể liên quan trực tiếp là doanh nghiệp, chính quyền địa phương và Chính phủ thì thị trường bất động sản mới phục hồi và phát triển.
Nêu lên quan điểm này, PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp cần ráo riết thúc đẩy hơn nữa việc tháo gỡ những khó khăn với tinh thần “tình thế bất thường thì giải pháp phải khác thường”.
"Nếu để tình thế khó khăn này kéo dài quá lâu, sẽ ngày càng bị kẹt. Việc tiếp tục phát triển theo cách cũ tất yếu sẽ dẫn đến mắc kẹt mãi, không thoát ra được.
Chính vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn, quyết liệt hơn, đòi hỏi một tư duy khác thường. Nếu không thể vượt qua lối cũ, sẽ cực kỳ khó tháo gỡ những khó khăn của hiện tại", ông Thiên nhấn mạnh.
Thứ hai, để gỡ khó cho bất động sản, chính quyền địa phương cần chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ông Thiên nhận định vấn đề nan giải là nhiều địa phương rất muốn làm điều này nhưng "không gian" để các địa phương chủ động lại không nhiều.
Vị chuyên gia này nhìn nhận mặc dù Chính phủ yêu cầu các địa phương phải chủ động, sáng tạo, nhưng với quyền lực, quyền hành của địa phương như hiện nay, không gian cho sáng tạo là tương đối hạn chế.
Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương, ông Thiên cho rằng, Chính phủ tiếp tục đưa ra những giải pháp tạo đột phá.
Theo đó, Chính phủ cần thống nhất được tinh thần chung là Trung ương cho phép các địa phương trong giới hạn nào thì được quyền chủ động, sáng tạo. Đồng thời, Chính phủ cần có cơ chế để bảo đảm an toàn cho những người dám nghĩ dám làm.
Có như vậy mới có thể tháo gỡ được khó khăn rất lớn của thị trường bất động sản nói chung, nhất là vấn đề về pháp lý.
Nhiều dự án hiện nay đang "vướng vào đất đai không rõ ràng, không ai dám làm cả. Mặc dù nhiều địa phương biết là có cách gỡ được nhưng không ai dám gỡ", ông Thiên thẳng thắn nói.
Đây chính là yếu tố khiến pháp lý bất động sản gỡ mãi vẫn tắc, chưa có cách nào để khơi thông.
Quan trọng hơn, ông Thiên cho rằng, những doanh nghiệp có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với thị trường cần được tháo gỡ khó khăn kịp thời.
Thời gian vừa qua, việc giải cứu cho một số doanh nghiệp khiến dư luận có nhiều thông tin "méo mó" rằng, đây là các "doanh nghiệp sân sau", "đi đêm" để được hỗ trợ.
Tuy nhiên, thực chất, ông Thiên khẳng định đây là hành động cứu nguy cho cả thị trường, giải vây giúp toàn bộ hệ thống doanh nghiệp chứ không phải ưu tiên, thiên vị một số doanh nghiệp nhất định.
Việc làm này "không phải vì lợi ích nhóm", mà do khi cứu được những doanh nghiệp có sức lan toả mạnh mẽ, nó sẽ giúp tạo lực đẩy giúp cả thị trường hồi phục. Việc làm này nhằm mục tiêu quan trọng, tối cao chứ không phải vì lợi ích nhóm cục bộ.
Với ba giải pháp đột phá cho ba chủ thể liên quan đến thị trường nói trên, ông Thiên nhấn mạnh, từ Trung ương đến các địa phương và doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa để giúp cho thị trường bất động sản và cả nền kinh tế thoát khỏi "điểm kết", nếu không đó sẽ là "vùng xoáy" đi xuống, rất nguy kịch.
Thời gian gần đây, mặc dù thị trường bất động sản nói chung đã có một số tín hiệu khởi sắc trở lại, song theo vị chuyên gia này, Chính phủ cần phải nhìn nhận về triển vọng dài hạn để đánh giá một cách cẩn trọng hơn đối với sự phát triển của thị trường.
Thực tế cho thấy, bất động sản đang gặp những vấn đề rất lớn, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp. Hoạt động của phân khúc này đã trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây.
Tình trạng trầm lắng trên thị trường kéo dài, không phải là câu chuyện nhất thời của Covid - 19, mà còn do nền kinh tế chung khó khăn, vướng mắc pháp lý, thị trường du lịch nghỉ dưỡng sa sút.
Chính vì vậy, nếu không có những giải pháp khác thường, không xoá bỏ được những nghi ngại cùng tâm lý sợ trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, để "dám nghĩ, dám làm", thị trường bất động sản sẽ khó có thể phục hồi và khởi sắc trở lại.
'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng
'Phá băng' bất động sản nghỉ dưỡng
Giảm giá bán về mức phù hợp và thay đổi mô hình sản phẩm được cho là hai giải pháp quyết định để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục.
Kinh doanh nghỉ dưỡng biển vẫn ì ạch
Thị trường khách sạn ở Việt Nam phục hồi chậm hơn các nước Đông Nam Á.
Nhen nhóm tín hiệu phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng
Mặc dù đã bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực trở lai, song thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể hồi phục nhanh chóng.
VARs: Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ảm đạm trong 2024
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó khăn kéo dài, chưa thể sớm phục hồi.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.