Tiêu điểm
Vượt Thái Lan, Việt Nam giữ ngôi vương xuất gạo sang Singapore
6 tháng đầu năm nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm gần 1/3 thị phần.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore mới đây cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore trong nửa đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 74 triệu Singapore Dollar, tương đương hơn 55 triệu USD.
Con số này ghi nhận mức tăng trưởng gần 55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm tới gần 1/3 thị phần, theo sau là Thái Lan và Ấn Độ. Tổng kim ngạch của nhóm ba nước này đã chiếm tới hơn 90 thị phần gạo tại Singapore.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của Singapore tăng mạnh từ năm ngoái tiếp tục được duy trì trong 6 tháng đầu năm nay, theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.
Nguyên nhân chính được cho là lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự phục hồi nhanh của lượng du khách đến Singapore khiến nước này tăng cường nhập khẩu gạo.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại Singapore trong ba nhóm gạo là gạo tẻ trắng (chiếm gần 50%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (gần 70%) và gạo nếp (gần 80%).
Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng thương vụ Việt Nam tại Singapore, cho biết, Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore.
Về cơ bản, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định ở mức 300 – 400 triệu Singapore Dollar mỗi năm, tương đương 220 – 300 USD.
Việc Ấn Độ - nước đang chiếm lĩnh thị phần gạo tẻ trắng, loại gạo Việt Nam có thế mạnh – ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo ngoài basmati từ ngày 20/7/2023, đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng khá tốt để gia tăng thị phần và giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Singapore.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại và tận dụng thời cơ, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore; cùng với sự chỉ đạo sát sao của các bộ, ngành, địa phương đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore.
Mặc dù vậy, về mặt xúc tiến thương mại, việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường này vẫn còn tương đối ít, chưa có hoạt động xúc tiến quy mô lớn của các doanh nghiệp tập trung vào mặt hàng gạo.
Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày hàng hóa gạo tại Singapore chủ yếu do Thương vụ Việt Nam thường xuyên triển khai.
Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa sản phẩm gạo của họ.
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ít chú trọng đầu tư vào các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm quy mô rộng.
Vì vậy, các nhà nhập khẩu và hệ thống phân phối ở Singapore thường nhập gạo Việt Nam có đóng gói mẫu mã, bao bì và thương hiệu nội địa của Singapore để dễ tiêu thụ trên thị trường.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp phải tiếp tục nỗ lực tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo, do thị trường gạo Singapore có sự điều hành chặt chẽ của Chính phủ Singapore.
Điều này thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu; trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường.
Vì vậy, việc ký kết thỏa thuận và cam kết ở cấp chính phủ hai nước về việc cung cấp gạo có thể sẽ góp phần ổn định kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Singapore.
Sản phẩm gạo Việt Nam không chỉ tiêu thụ tại thị trường Singapore mà còn được các doanh nghiệp Singapore xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý vai trò địa bàn trung chuyển quan trọng của Singapore, chứ không chỉ là địa bàn gần 6 triệu dân của quốc đảo.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy tăng thêm thị phần, duy trì bền vững vị trí đầu bảng và cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần tiếp tục có sự hỗ trợ chung sức của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp gạo Việt Nam.
Xuất khẩu gạo 2024 dự kiến đạt 7,6 triệu tấn
Thêm cơ hội lớn cho xuất khẩu gạo
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin, chính phủ nước này quyết định tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo thêm 1,6 triệu tấn, nâng tổng hạn ngạch lên 3,6 triệu tấn trong năm 2024.
Giải quyết tận gốc điểm yếu ngành lúa gạo
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề phân mảnh, nhỏ lẻ, tự phát của ngành lúa gạo, hướng đến chuyên nghiệp, minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
IFC, Tân Long ký thỏa thuận sản xuất lúa gạo bền vững
IFC sẽ giúp Công ty Lương thực A An – thành viên của Tập đoàn Tân Long – phát triển chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, phát thải thấp, chất lượng cao và bền vững.
Bất lực trước cơ hội, ngành gạo lộ điểm yếu
Thiếu vắng Ấn Độ trong cuộc đua xuất khẩu gạo ra thế giới, 40% ‘miếng bánh’ để lại cho các quốc gia xuất khẩu gạo khác. Cơ hội là quá rõ. Tuy nhiên, việc Việt Nam tận dụng thời cơ để mở rộng thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu lại không hề dễ dàng.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.