Xây dựng Hoà Bình quyết tâm tìm lại vị thế

Hứa Phương Thứ tư, 28/06/2023 - 10:12

Tái cấu trúc toàn diện là vấn đề được ban lãnh đaoTập đoàn Xây dựng Hòa Bình coi là cấp bách và cần thiết để đưa công ty trở lại vị thế vốn có.

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023. Vấn đề được các cổ đông quan tâm nhất là chiến lược tái cấu trúc để đưa tập đoàn trở lại vị thế vốn có trong ngành xây dựng.

Ông Lê Văn Nam, Tổng giám đốc cho biết, Hoà Bình đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện, tập trung vào 5 vấn đề gồm: tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc sản phẩm, thị trường; tái cấu trúc hệ thống quản lý; tái cấu trúc nguồn nhân lực và tái cấu trúc các công ty thành viên, công ty liên kết.

Xây dựng Hoà Bình ‘làm mới’ mình để ‘lột xác’
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện

Trong đó, tái cấu trúc tài chính được coi là quan trọng nhất. Đó là việc Hoà Bình sẽ phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ cũng như giảm áp lực trả nợ.

Riêng giá trị phát hành cho nhà thầu phụ và nhà cung cấp khoảng 1.050 tỷ đồng. Tính đến ngày 23/6, đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng.

Phát hành cho cổ đông chiến lược dự kiến huy động khoảng 2.238 tỷ đồng, hiện nay có 4 đối tác quan tâm đang làm việc với Hoà Bình và hai bên đã ký MOU. Trong đó, có một đối tác đến từ Australia sẵn sàng chi từ 60 – 100 triệu USD để mua cổ phiếu của Hoà Bình.

Tập đoàn cũng sẽ chuyển nhượng công ty TNHH Máy Xây dựng Matec (công ty con, quản lý khai thác toàn bộ số thiết bị máy móc của tập đoàn) cho nhà đầu tư Ashita Group với giá 1.100 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hoà Bình cũng sẽ tiến hành định giá lại tài sản, như các dự án bất động sản, việc định giá lại cũng giúp tài sản Hòa Bình tăng lên khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.Đồng thời, tăng hạn mức tín dụng cho công ty.

Đơn cử như bất động sản tại đường Võ Thị Sáu, giá trị sổ sách là 30 tỷ, nhưng theo ông Nam hiện giá không dưới 150 tỷ. Hay bất động sản 3ha tại Nhà Bè, giá vốn chỉ khoảng 2 triệu/m2 và đã hoàn thiện pháp lý chuyển qua đất ở, hiện nay giá sợ bộ khoảng 20 triệu/m2….

Hòa Bình đã đàm phán với ngân hàng gia hạn nợ thêm 1 năm, đồng thời quyết liệt với những khoản phải thu từ đối tác, khách hàng nhằm giảm áp lực thanh toán nợ.

Ngoài ra, Hoà Bình cũng tăng cường hợp tác với các đối tác. Cụ thể, Hoà Bình đã tham gia vào liên danh Hoa Lư cùng các doanh nghiệp xây dựng khác trong nước như Coteccons, Central, An Phong để đấu thầu gói thầu 5.10 có tổng giá trị hơn 35.200 tỷ đồng của sân bay Long Thành.

“Tái cấu trúc toàn diện đối với Hòa Bình lúc này là một việc hết sức cấp bách và cần thiết. Hành trình lột xác sẽ bắt đầu bằng việc tập trung vào các nhóm giải pháp quan trọng để giúp tập đoàn vượt qua cơn bão và lột xác trở lại vị thế vốn có”, Tổng giám đốc Hoà Bình nói.

Xây dựng Hoà Bình ‘làm mới’ mình để ‘lột xác’ 1
Ông Bolat Duisenov Chủ tịch HĐQT Coteccons, ông Trần Quang Tuấn Chủ tịch Central, ông Nguyễn Khắc Đồng Tổng Giám đốc An Phong là những đối tác trong liên danh Hoa Lư cũng tham dự ĐHCĐ của Hoà Bình.

Đại hội cổ đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023, trong đó doanh thu được điều chỉnh từ 7.500 tỷ đồng, tăng lên 12.500 tỷ đồng (tăng thêm 5.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế tăng 25 tỷ đồng từ 100 tỷ đồng lên 125 tỷ đồng.

Lý giải về doanh thu 12,500 tỷ đồng, ông Lê Văn Nam cho biết, dự kiến sẽ có 7.500 tỷ đồng ghi nhận từ các hợp đồng đã ký; 2.000 tỷ đồng từ hợp đồng mới; 1.300 tỷ đồng từ xuất khẩu VLXD; 500 tỷ đồng từ công ty con và 1.150 tỷ đồng còn lại đến từ nguồn thu khác.

Chỉ tiêu trúng thầu trong năm 2023 đạt 17.000 tỷ đồng, bao gồm 9.000 tỷ đồng trúng thầu dân dụng và 8.000 tỷ đồng trúng thầu công nghiệp và hạ tầng.

Còn việc chậm báo cáo tài chính kiểm toán, theo ông Lê Viết Hiếu, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoà Bình thì đơn vị kiểm toán đang gấp rút hoàn thiện, dự kiến 30/6 sẽ có báo cáo.

Nguyên nhân khiến Hòa Bình chậm phát hành báo cáo tài chính kiểm toán là do có đơn trình báo của một vài thành viên HĐQT lên UBCKNN nên Hoà Bình phải bổ sung hồ sơ giải trình. Đến nay công ty đã cung cấp đủ hồ sơ giải trình.

Ngoài ra, năm nay đặc biệt khó khăn của ngành bất động sản, đơn vị kiểm toán có nhiều thận trọng trong việc đánh giá năng lực thanh toán của các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư Hòa Bình đã có đơn kiện.

Đại hội cổ đông của Hòa Bình đã miễn nhiệm 4 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Công Phú, ông Alber Antoine, ông David Martin Ruiz và ông Lê Quốc Duy. Đồng thời đại hội cũng bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2024 gồm ông Lê Văn Nam, bà Nguyễn Thị Lượt và bà Vũ Thị Hoà.

89 nhà cung cấp, thầu phụ hoán đổi nợ thành cổ đông Hòa Bình

89 nhà cung cấp, thầu phụ hoán đổi nợ thành cổ đông Hòa Bình

Doanh nghiệp -  1 năm
Ông Lê Viết Hải cho biết: 89 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Bình với giá trị 650 tỷ đồng.
89 nhà cung cấp, thầu phụ hoán đổi nợ thành cổ đông Hòa Bình

89 nhà cung cấp, thầu phụ hoán đổi nợ thành cổ đông Hòa Bình

Doanh nghiệp -  1 năm
Ông Lê Viết Hải cho biết: 89 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Bình với giá trị 650 tỷ đồng.
Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  58 phút

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  5 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  5 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  6 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  8 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.