'Xây dựng thương hiệu là tạo sự lựa chọn, không phải so sánh cái nào hơn'
Lam Điền
Thứ năm, 21/09/2017 - 16:51
Theo quan điểm của Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, làm thương hiệu là làm cho người ta thấy nhiều sự lựa chọn, chứ không phải là thương hiệu nào hơn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects.
Có rất nhiều con đường để xây dựng nên một thương hiệu, các con đường khác nhau,
Chia sẻ tại tọa đàm NDH TALK với chủ đề "Giấc mơ thương hiệu Việt", nói về vấn đề làm thế nào để xây dựng một thương hiệu, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - Chủ tịch NgoViet Architects cho rằng, khi nói đến thương hiệu, chúng ta mắc một cái bẫy là thương hiệu nào hơn thương hiệu nào.
"Tôi không nghĩ vậy. Như khi Starbucks vào Việt Nam, người ta thường đặt sự so sánh với Trung Nguyên. Trung Nguyên hơn Starbucks ở mặt này, mặt kia. Trong lĩnh vực đô thị cũng vậy, nhiều người cũng bị rơi vào cái bẫy này", ông Sơn nói..
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn lấy ví dụ về Dự án Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn, dự án được công nhận là đô thị kiểu mẫu. Theo ông Sơn, khi xem xét việc công nhận có thể các ban ngành căn cứ vào những tiện ích được xây dựng, như đường xá, cơ sở vật chất, rồi việc ít ngập lụt hơn các nơi khác trong TP. HCM.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc xác định kiểu mẫu nằm ở “cách làm” chứ không phải chỉ là những gì "nhìn thấy". "Chúng ta xây dựng cho người giàu khác, xây cho người ngèo khác; xây dựng trên bình nguyên khác và đồng bằng khác, quan trọng nhất xây dựng ở nơi có giá trị lịch sử khác", ông Sơn nói.
Ví dụ như việc xây dựng khu đô thị cho người giàu thì sẽ được đánh giá bởi khu trung tâm có siêu thị, có trung tâm thương mại, dịch vụ… Nhưng nếu xây dựng cho người nghèo thì đánh giá lại là những gian hàng giá rẻ, khu tập trung…
Theo quan điểm của Chủ tịch NgoViet Architects, "làm thương hiệu là làm cho người ta thấy nhiều sự lựa chọn, chứ không phải là thương hiệu nào hơn".
"Như Chanel No. 5, chúng ta đều công nhận sản phẩm rất tốt, rất thơm nhưng nếu tất cả chúng ta đều dùng sản phẩm đó thì có hơi “ngạt mũi”, theo ông Sơn.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng chia sẻ: "Tôi từng sang Nhật Bản và chứng kiến một cửa hàng có hàng dài người xếp hàng 2 tiếng chỉ để mua đồ ăn sáng. Hay như một cửa hàng ăn ở nước ngoài, chỉ bán đúng một món ăn nhưng lại thu hút được rất nhiều khách hàng. Và để có thể dùng bữa ở đây cần đặt trước cả tuần".
Theo ông, cửa hàng đó chính là ví dụ về việc tạo nên một sự lựa chọn riêng trong ngành và khi người ta muốn chọn lựa chọn đó thì người ta sẽ tìm đến và nghĩ đến.
Thương hiệu được coi là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ở các nước trên thế giới, 47% giá trị của các công ty là tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu, thế nhưng ở Việt Nam, giá trị thương hiệu lại chưa được xác định như giá trị tài sản của doanh nghiệp.
"Đối với tôi, Starbucks đã bán di sản thương hiệu của mình. Họ cũng là một Berlin trong âm nhạc", chuyên gia chiến lược thương hiệu Nguyễn Đức Sơn cho biết trong một bài viết về thương hiệu.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.