Diễn đàn quản trị
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Đa số vẫn đang hô khẩu hiệu
Nếu cách mạng công nghiệp 4.0 mà không song hành với cách mạng văn hoá thì có thể dẫn đến thảm họa.
Kể lại một câu chuyện về ông Út Huy, CEO của Fohla, tại Diễn đàn văn hoá doanh nghiệp thời 4.0, Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo dục IRED Giản Tư Trung không ngừng nhấn mạnh, Fohla là một trong những ví dụ của một văn hoá doanh nghiệp nơi được tạo nên bởi cách hành xử và thái độ hay chính là đạo sống, niềm tin, và giá trị sống.
Fohla là một doanh nghiệp chuyên về sản phẩm chuối sạch, được trồng theo quy trình sạch, sản xuất khép kín từ giống, chăm sóc cho đến đóng gói đưa vào kho lạnh tại trang trại. Hiện nay, với khoảng 1.000 ha đất ở các tỉnh phía Nam, thương hiệu chuối Fohla đã thâm nhập được nhiều thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Một lần, những quả chuối Fohla cập bến Nhật Bản và được vận chuyển đến các cơ sở phân phối. Thật không may, một trong số khách hàng của công ty này ở Nhật phát hiện một vài quả chuối có dấu hiệu bị thâm đen và đã gọi điện phàn nàn với vị CEO của Fohla.
Ngay sau khi cúp máy, ông này liền ngay lập tức đặt vé máy bay chuyến sớm nhất qua Nhật để kiểm tra, khảo sát, nhận lô hàng đó về và cam kết với vị khách hàng kia sẽ chuyển qua lô hàng mới đúng ngày, đúng giờ như đã hứa với chất lượng tốt nhất.
Ông Trung kể, khi người ta đặt ra câu hỏi tại sao lại hành động nhanh và quyết liệt đến như vậy, ông Út Huy trả lời rằng "Trái chuối đen cũng chính là con người thâm đen vì trái chuối là lương tri, sinh mạng của tôi; đó là đạo sống, là niềm tin. Chỉ có như vậy tôi mới cho nhân viên của tôi biết họ đang tin vào điều gì; chỉ có con người tử tế mới làm ra được những trái chuối tử tế".
"Giờ đây phải làm thế nào để có được câu khẩu hiệu 'hàng Việt đáng tin' thay vì hô hào 'hàng Việt chất lượng cao' mọi lúc mọi nơi; những thứ chất lượng cao chỉ có giới nhà giàu mới mua được", ông Trung nhìn nhận.
Theo ông Giản Tư Trung và nhiều chuyên gia, văn hoá doanh nghiệp là những thứ vô hình nhưng được thể hiện qua những hành động hữu hình, những điều đơn giản nhất. Nhiều doanh nghiệp Việt có khát khao và thật tâm xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhưng đa số vẫn chỉ đang hô khẩu hiệu mà chưa thành công bởi bốn lý do chính.
Đó là thiếu sự hiểu biết thấu đáo về văn hoá và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; thiếu tầm nhìn và giấc mơ rõ ràng về văn hoá; thiếu phương pháp và giải pháp để xây dựng văn hoá; và thiếu nỗ lực, kiên trì và bền bỉ.
Theo Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đẩy các doanh nghiệp đi rất nhanh và thậm chí là có thể khiến họ đi sai đường; và nếu cách mạng công nghiệp mà không song hành với cách mạng văn hoá thì có thể trở thành thảm hoạ.

Theo đó, văn hoá là thứ dùng để phân biệt giữa quản trị và cai trị, giữa lãnh đạo và cầm quyền; giữa doanh nhân, trọc phú và con buôn. Văn hoá là những gì còn lại sau khi đã mất hết tất cả, là những gì còn thiếu sau tất cả mọi thứ.
Một doanh nghiệp thất bại, thảm khốc nhất tưởng chừng như là thất bại về chiến lược; nếu vẫn còn văn hoá thì có thể có cơ hội để đứng dậy nhưng nếu thất bại về cả văn hoá thì doanh nghiệp đó mãi mãi không đứng dậy được.
"Sai lầm của Khaisilk hoàn toàn không phải là sai lầm về chiến lược mà chính là sai lầm về văn hoá," ông Trung lấy ví dụ.
Như FranklinCovey đã chỉ ra, nếu chất lượng được ví như hạt thì văn hoá sẽ được xem là đất. Nếu đất không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, hạt cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được. "Đối thủ của bạn có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống, quy trình cho đến bí quyết công nghệ..., chỉ trừ một thứ duy nhất họ không thể sao chép hay ăn cắp được, đó chính là văn hoá của bạn."
Theo ông Trung, mỗi văn hoá sẽ sản sinh ra một chiến lược, và chiến lược đó chỉ có thể dùng được cho một văn hoá mà thôi; chẳng hạn như văn hoá của Vingroup sinh ra chiến lược "thần tốc".
Làm văn hoá theo ông Trung cũng giống như dạy con, không thể làm được chỉ sau một đêm; văn hoá là quá trình mang tính bền vững. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần nhận thức được rằng cấu trúc văn hoá bản sắc có tầng sâu nhất là đạo sống, là niềm tin. Đó là niềm tin của khách hàng và cũng là niềm tin của chính nhân viên.
"Đích đến của xây dựng văn hoá lâu nay là văn hoá bản sắc nhưng các doanh nghiệp xây mãi không lên; tuyển nhân viên về và ép họ sống với văn hoá sẵn có mà không tạo được niềm tin cho họ, không cho họ lý do để tự luộc mình thay vì bị nhồi nhét thì văn hoá sẽ không thể bền vững", ông Trung thẳng thắn nhìn nhận.
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD
Công thức đánh giá nhân viên độc đáo của công ty tỷ đô Zappos
Zappos sử dụng yếu tố văn hoá để đánh giá chất lượng của nhân viên thay vì dựa vào kết quả KPI, sẵn sàng chi hàng nghìn đô la mỹ để loại bỏ những ứng viên không sẵn sàng gắn bó.
Khi doanh nghiệp 'quên mất' đạo đức kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp gần như đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết mà quên mất yếu tố khách hàng, đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp.
Thờ ơ với truyền thông nội bộ, doanh nghiệp nhận trái đắng
Theo các chuyên gia, việc thiếu quan tâm đến truyền thông nội bộ sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chính thương hiệu của doanh nghiệp.
Dale Carnegie: Văn hoá doanh nghiệp được quyết định bởi lãnh đạo cấp cao
Văn hóa doanh nghiệp hậu M&A và thách thức, cách thức tối ưu để phát triển, duy trì và vận hành sẽ là nội dung được thảo luận trong hội thảo được Dale Carnegie thực hiện vào tháng 9 tới tại TP. HCM và Hà Nội.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.